STT Nội dung Cán bộ Người dân Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Ảnh hưởng nhiều 5 62,50 67 74,44 2 Ảnh hưởng 3 37,50 18 20,00 3 Ít ảnh hưởng 0,00 5 5,56 Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.15 cho thấy, yếu tố hàm lượng mùn trong đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 5 ý kiến của cán bộ (chiếm 62,50%) và 67 ý kiến của người dân (chiếm 74,44%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Hàm lượng mùn càng cao sinh trưởng càng tốt và sinh trưởng của thảo quả tốt nhất khi hàm lượng mùn đạt giá trị là 17%. Nếu coi hàm lượng mùn thích hợp với sinh trưởng của thảo quả là hàm lượng mùn mà ở đó sinh trưởng có thể vượt quá 80% mức sinh trưởng tối đa thì căn cứ vào phương trình trên đề tài xác định được hàm lượng mùn thích hợp cho sinh trưởng của thảo quả phải lớn hơn 7%.
d. Chọn đất ẩm ướt để trồng thảo quả
Nếu chia độ ẩm lớp đất mặt thành 3 cấp: cấp I - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở
độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất, cấp II - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng nhỏ hơn 95% nhưng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất, cấp III - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất thì căn cứ vào phương trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ ẩm lớp đất mặt xác định được các cấp độ ẩm lớp đất mặt như sau.