Để từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền xã cần tích cực tuyên truyền, vận động; tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; phân công trách nhiệm, giao chỉ tiêu cho các tổ chức đoàn thể xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất…
4.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất, do đó vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ.
Bảng 4.10. Phân cấp độ cao địa hình cho trồng thảo quả
TT Cấp độ cao địa hình
Độ cao địa hình (m)
Chiều cao bình quân của thảo
quả (m)
Ghi chú
1 I 1401-1800 >2,6 Chiều cao trung
bình của thảo quả ở độ cao 1610 m
là 2,8m 2 II 1301-1400 và 1801-1900 2,5- 2,6
3 III 1100-1300 và 1901-2100 <2,2-2,5
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Theo số liệu nghiên cứu có thể khẳng định rằng thảo quả chỉ có thể sinh trưởng được ở độ cao từ 500-2700 m, ngoài giới hạn này sinh trưởng của thảo quả gần bằng không. Nếu chia độ cao địa hình thành 3 cấp: cấp I - cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất, cấp II - độ cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc nhỏ hơn 95% nhưng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất, cấp III - độ cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất thì căn cứ vào phương trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ cao địa hình xác định được các cấp độ cao địa hình bảng 4.10.
Như vậy, nên chọn vùng có độ cao địa hình tốt nhất trong khoảng 1400- 1800m để trồng thảo quả, ngoài ra cũng có thể chọn độ cao 1300m-1400m và 1800-1900m.
Bảng 4.11. Yếu tố địa hình ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả
STT Nội dung Cán bộ Người dân
Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Ảnh hưởng nhiều 5 62,50 62 68,89
2 Ảnh hưởng 2 25,00 21 23,33
3 Ít ảnh hưởng 1 12,50 7 7,78
Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.11 cho thấy, yếu tố địa hình ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 5 ý kiến của cán bộ (chiếm 62,50%) và 62 ý kiến của người dân (chiếm 68,89%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Có 12,50% ý kiến của cán bộ và 7,78% ý kiến của người dân đánh giá yếu tố địa hình ít ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả, nguyên nhân đánh giá chủ yếu là do chế độ chăm sóc phù hợp thì thảo quả sẽ cho năng suất cao.
b. Chọn độ xốp của đất để trồng thảo quả
Nếu chia độ xốp thành 3 cấp: cấp I - độ xốp đất mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở độ xốp thuận lợi nhất, cấp II - độ xốp đất mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng nhỏ hơn 95% nhưng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình ở độ xốp thuận lợi nhất, cấp III - độ xốp đất mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở độ xốp thuận lợi nhất thì căn cứ vào phương trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ xốp lớp đất mặt có thể xác định được các cấp độ xốp như sau.
Như vậy, nên chọn đất có độ xốp tốt nhất là lớn hơn72% để trồng thảo quả, ngoài ra cũng có thể chọn đất có độ xốp trên 68%. Giới hạn dưới của độ xốp đất được chọn để trồng thảo quả nên là 64%. Nhìn chung, đây là độ xốp của đất chỉ có được dưới rừng tự nhiên. Điều này giải thích vì sao người dân không trồng thảo quả ở nương rẫy hay dưới rừng trồng, ở đây không thể tạo ra được độ xốp đất thích hợp.
Bảng 4.12. Phân cấp độ xốp lớp đất mặt cho trồng thảo quảTT Cấp độxốp lớp TT Cấp độxốp lớp đất mặt Độ xốp lớp đất mặt (%) Chiều cao bình quân của thảo
quả (m)
Ghi chú
1 I 72 >2,6 Chiều cao trung bình của thảo quả
ở độ xốp thuận lợi nhất (lớn hơn chiều cao trung bình 1 lần sai tiêu chuẩn) là
2 II 69-71 2,5- 2,6
3 III 64-68 2,2-2,5
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.13 cho thấy, yếu tố độ xốp ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 6 ý kiến của cán bộ (chiếm 75,00%) và 70 ý kiến của người dân (chiếm 77,78%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Sinh trưởng thảo quả tăng dần theo độ xốp. Như vậy, độ xốp càng cao sinh trưởng càng tốt. Nếu coi độ xốp thích hợp với sinh trưởng của thảo quả là độ xốp mà ở đó sinh trưởng có thể vượt quá 80% mức sinh trưởng tối đa thì căn cứ vào phương trình trên đề tài xác định được độ xốp thích hợp cho sinh trưởng của thảo quả phải lớn hơn 60%. Đây là độ xốp phổ biến của đất dưới rừng tự nhiên.
Bảng 4.13. Yếu tố độ xốp của đất ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả
Nội dung Cán bộ Người dân
Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Ảnh hưởng nhiều 6 75,00 70 77,78
2 Ảnh hưởng 2 25,00 17 18,89
3 Ít ảnh hưởng 0,00 3 3,33
Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020)
c. Chọn đất có hàm lượng mùn thích hợp để trồng thảo quả
Nếu chia hàm lượng mùn thành 3 cấp: cấp I - hàm lượng mùn mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở hàm lượng mùn thuận lợi nhất, cấp II - hàm lượng mùn mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng nhỏ hơn 95% nhưng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình ở hàm lượng mùn thuận lợi nhất, cấp III - hàm lượng mùn mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở hàm lượng mùn thuận lợi nhất thì căn cứ vào phương trình
liên hệ giữa chiều cao thảo quả với hàm lượng mùn của lớp đất mặt, có thể xác định được các cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt như sau.
Bảng 4.14. Phân cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt cho trồng thảo quả
TT Cấp hàm lượng mùn lớp đất mặt Hàm lượng mùn lớp đất mặt (%) Chiều cao bình quân của thảo quả (m) Ghi chú
1 I >7,0 >2,6 Chiều cao trung bình của thảo quả ở hàm lượng mùn thuận lợi nhất (lớn hơn chiều cao trung bình 1 lần
sai tiêu chuẩn) là 2.8m
2 II 6,1-7,0 2,5- 2,6
3 III 4,4-6,0 2,2-2,5
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Như vậy, nên chọn đất có hàm lượng mùn tốt nhất là lớn hơn 7.0% để trồng thảo quả, ngoài ra cũng có thể chọn đất có độ xốp trên 6.0%. Giới hạn dưới của hàm lượng mùn của đất chọn cho trồng thảo quả nên là 4.4%.
Bảng 4.15. Hàm lượng mùn trong đất ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả
STT Nội dung Cán bộ Người dân Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Ảnh hưởng nhiều 5 62,50 67 74,44 2 Ảnh hưởng 3 37,50 18 20,00 3 Ít ảnh hưởng 0,00 5 5,56 Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.15 cho thấy, yếu tố hàm lượng mùn trong đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 5 ý kiến của cán bộ (chiếm 62,50%) và 67 ý kiến của người dân (chiếm 74,44%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Hàm lượng mùn càng cao sinh trưởng càng tốt và sinh trưởng của thảo quả tốt nhất khi hàm lượng mùn đạt giá trị là 17%. Nếu coi hàm lượng mùn thích hợp với sinh trưởng của thảo quả là hàm lượng mùn mà ở đó sinh trưởng có thể vượt quá 80% mức sinh trưởng tối đa thì căn cứ vào phương trình trên đề tài xác định được hàm lượng mùn thích hợp cho sinh trưởng của thảo quả phải lớn hơn 7%.
d. Chọn đất ẩm ướt để trồng thảo quả
Nếu chia độ ẩm lớp đất mặt thành 3 cấp: cấp I - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở
độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất, cấp II - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng nhỏ hơn 95% nhưng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất, cấp III - độ ẩm lớp đất mặt mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở độ ẩm lớp đất mặt thuận lợi nhất thì căn cứ vào phương trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ ẩm lớp đất mặt xác định được các cấp độ ẩm lớp đất mặt như sau.
Bảng 4.16. Phân cấp độ ẩm đất cho trồng thảo quả
TT Cấp độ ẩm lớp đất mặt
Độ ẩm lớp đất mặt (cm)
Chiều cao bình quân của thảo
quả (m) Ghi chú
1 I 44-64 >2,7 Chiều cao trung
bình của thảo quả ở độ ẩm lớp đất mặt thích hợp nhất
(54cm) là 2,9m
2 II 40-43 và 65-68 2,6-2,7
3 III 34-39 và 69-74 <2,3- 2,6
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Như vậy, nên chọn đất có độ ẩm lớp đất mặt tốt nhất trong khoảng 44- 64% để trồng thảo quả, ngoài ra cũng có thể chọn đất có độ ẩm lớp đất mặt từ 40-43% hoặc 65-68%. Điều kiện độ ẩm lớp đất mặt như vậy thường chỉ có ở ven các khe suối hoặc gần mạch nước ngầm. Đây là lý do người dân thường trồng thảo quả ở những nơi không cách khe suối quá 50 m.
Bảng 4.17. Yếu tố độ ẩm trong đất ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả
STT Nội dung Cán bộ Người dân
Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Ảnh hưởng nhiều 3 37,50 47 52,22
2 Ảnh hưởng 3 37,50 34 37,78
3 Ít ảnh hưởng 2 25,00 9 10,00
Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.17 cho thấy, yếu tố độ ẩm trong đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 3 ý kiến của cán bộ (chiếm 37,50%) và 47 ý kiến của người dân (chiếm 52,22%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng của thảo quả còn bị yếu tố tác động của các yếu tố sinh thái khác như độ tàn che, hàm lượng mùn, độ cao địa hình.v.v...
Tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân sống ở rừng: Do đặc thù văn hóa, điều kiện dân trí mà hiện tượng khá phổ biến tại vùng cao là người dân chủ yếu khai thác lâm sản theo cách tự nhiên. Hiện toàn huyện có khoảng 2/3 dân số sống tại vùng cao, số người sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lâm nghiệp, lâm sản cũng rất nhiều. Điều không thể phủ nhận là đã có hàng trăm hộ nông dân làm kinh tế giỏi và là hộ giàu tại khu vực nông thôn, vùng cao trên địa bàn hiện nay đều có yếu tố lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Do đây là các vùng núi cao nên người dân sống chủ yếu dựa vào rừng việc phát triển cây thảo quả có tác dụng tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho người dân giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo ở dân tộc miền núi.
Thảo quả nguồn thu lớn và quan trọng của một số xã và nhiều gia đình ở các vùng cao của huyện Bắc Yên nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
Không ít gia đình đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng thảo quả trong rừng nguyên sinh. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác. Có 20 hộ nghèo và cận nghèo sau khi tham gia trồng thảo quả đã thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng thảo quả; Trong 3 năm trở lại đây số hộ tham gia trồng thảo quả, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên trên 40 hộ với diện tích trên 25ha.
Khả năng chế biến thảo quả của các hộ cũng được nâng lên nhờ được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn do dự án Tây Ban Nha hỗ trợ; Thị trường tiêu thụ: các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào Hội thảo quả trong chuỗi giá trị thảo quả của tỉnh Lào Cai, không bị tư thương ép giá; Huyện đã có nhiều chính sách mở, thu hút các chương trình dự án, các tổ chức Chính Phủ và Phi Chính phủ cụ thể như CT135, Nghị Quyết 30a, dự án của tổ chức Tây Ban Nha, dự án hỗ trợ ngành NN&PTNT Danida;
4.2.2. Yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ
Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò hàng đầu, chất lượng nguồn lao động là một trong những nguồn lực chính mang lại sự hiệu quả. Trong sản xuất cây thảo quả cũng vậy, người lao động phải có sự hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và sự có mặt thường xuyên để điều chỉnh bón phân, thuốc BVTV sao cho phù hợp với cây, nhằm đạt được năng suất, sản lượng tốt nhất.
Từ bảng 4.18 cho thấy, giới tính của các hộ điều tra thì nam giới chiếm 58,89 %. Tuy nhiên, về trình độ thì trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 72,22%, trung học chiếm 22,22% và trung học phổ thông chỉ chiếm 5,56%. Lâu nay, một thói quen trong suy nghĩ của rất nhiều lao động ở vùng cao của huyện Bắc Yên, là chỉ cần có sức khỏe, có đất sản xuất, có vốn… là có sinh kế ổn định; học vấn không mấy quan trọng.
Bảng 4.18. Thông tin chung của các hộ điều tra
STT Khoản mục Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Giới tính 90 100,00 1.1 Nam 53 58,89 1.2 Nữ 37 41,11 2 Trình độ 90 100,00 2.1 Tiểu học 65 72,22 2.2 THCS 20 22,22 2.3 THPT 5 5,56
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Nhưng thực tế, trình độ học vấn có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ giàu nghèo của từng gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của lao động DTTS rất thấp. Điều này phần nào lý giải vì sao vùng đồng bào DTTS vẫn nghèo, dù những năm qua đã được thụ hưởng rất nhiều chính sách giảm nghèo. Cùng với hạn chế về giáo dục phổ thông, đại đa số lao động DTTS không có trình độ CMKT. Mặc dù nhiều năm này, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” luôn được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhưng việc đào tạo chủ yếu ngắn hạn (dưới 3 tháng). Trong khi đó, mức đầu tiên để tính trình độ CMKT của lao động là “sơ cấp” (3 tháng trở lên, có văn bằng, chứng chỉ).
Qua quá trình điều tra cơ bản, có thể đưa ra nhận xét như sau: các hộ điều tra sử dụng 100% lao động gia đình cho sản xuất cây thảo quả và không sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Đối với trồng, thu hoạch và bảo quản cây thảo quả, việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi lao động của gia đình để tham gia sản