Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 26 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây thảo quả

Nghiên cứu phát triển sản xuất cây thảo quả trong luận văn này được tiếp cận trên cả hai giác độ khu vực công (nhà nước) và tư nhân (các hộ sản xuất). Do

đó, phát triển sản xuất cây thảo quả bao gồm cả các hoạt động của khu vực công và tư nhân.

2.1.4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây thảo quả

Nhà nước can thiệp, tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các chính sách về đất đai, tín dụng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng... và các chính sách liên quan đến sản xuất. Đây là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính sách tốt có khả năng ứng dụng cao sẽ gắn kết các yếu tố sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất. Thông qua các chính sách như: quy hoạch vùng sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng tăng cường công tác quản lý, đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng (Thế Dũng, 2018).

Để cây thảo quả phát triển bền vững, cần quy hoạch và triển khai xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa người trồng với các doanh nghiệp. Xây dựng liên kết ngang giữa nông dân trồng cây thảo quả, hình thành hội nông dân trồng cây thảo quả trên địa bàn từng xã; liên kết dọc giữa nông dân trồng cây thảo quả và thương lái. Đồng thời, mở rộng diện tích áp dụng quy trình sản xuất vì đây là điều cốt lõi để nâng cao chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế của sản phẩm, không chỉ phục vụ thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt chất lượng quả cao, đồng đều theo hướng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường (Thế Dũng, 2018).

Nghiên cứu sự phát triển quy mô sản xuất thảo quả bao gồm sự phát triển về diện tích gây trồng thảo quả, số lượng hộ tham gia phát triển sản xuất thảo quả, năng suất và sản lượng thảo quả theo không gian địa lý và sự phát triển theo thời gian. Sự phát triển về không gian địa lý là nghiên cứu xu hướng mở rộng hay thu hẹp phạm vi giữa các địa phương phát triển sản xuất thảo quả qua các năm. Nghiên cứu sự phát triển quy mô theo thời gian là nghiên cứu xu hướng tăng lên hay giảm đi giữa các chỉ tiêu trong phát triển sản xuất thảo quả. Từ đó giúp ta nhìn nhận được xu thế phát triển sản xuất thảo quả (Thế Dũng, 2018).

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có sự phát triển đồng bộ,

lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.4.2. Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và cộng đồng nhằm thiết lập mạng lưới sản xuất - tiêu thụ một cách ổn định, bền vững không gừng nâng cao giá trị gia tăng trong phát triển sản xuất cây thảo quả. Cần có các liên kết giữa những hộ sản xuất, giữa người mua và người bán… Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Cụ thể (Nguyễn Văn Song, 2015):

+ Liên kết ngang:

Liên kết giữa các thành viên ở cùng 1 cấp trong chuỗi sản xuất. Chẳng hạn nông dân liên kết trong nội bản hoặc liên bản,... Quy mô sản xuất lớn hơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có chiết khấu cao, được công ty, hợp tác xã chế biến tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra, được cung cấp thông tin kịp thời,… đó là những lợi ích mà hình thức liên kết ngang mang lại (Nguyễn Văn Song, 2015).

+ Liên kết dọc:

Liên kết dọc là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản xuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợp đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với người sản xuất, liên kết giữa những người sản xuất và người thu gom, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến,..(Nguyễn Văn Song, 2015).

Với đặc điểm quản lý chuỗi từ đầu vào cho tới đầu ra với quy trình khép kín, liên kết dọc giúp kiểm soát được chi phí, chất lượng sản phẩm tốt và đồng đều, ổn định được giá đầu ra và cân đối cung cầu. Đặc biệt, các thành viên tham gia trong liên kết dọc có cùng tiếng nói và trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng, do đó dễ dàng chia sẻ thông tin, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng (Nguyễn Văn Song, 2015).

Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng thảo quả không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao.... Vì vậy, tổ chức sản xuất thảo quả theo hướng liên kết

giữa các tác nhân với nhau là yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất thảo quả bền vững. Mục đích liên kết là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học,…) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ,…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất từ đó nâng cao năng suất, kết quả và hiệu quả sản xuất ổn định (Nguyễn Văn Song, 2015).

Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp của một số địa phương hiện nay đã khẳng định doanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết (Thanh Mai, 2011).

Liên kết sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Khác với các liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, liên kết kinh tế thông qua hợp đồng loại bỏ các bước mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xóa bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp trong việc ép giá khi mua sản phẩm của người dân. Mặt khác, thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung cấp ổn định để có thể giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường (Hồng Ninh, 2016).

Liên kết bốn nhà đang được phổ biến hiện nay, trong bất kỳ ngành sản xuất nào thì vai trò của bốn nhà là vô cùng quan trọng, bốn nhà có thể kết hợp với nhau, hỗ trợ nhau, trong đó Nhà nước tạo hành pháp lý thông qua các cơ chế chính sách của mình thì các tổ chức đoàn thể, cá nhân mới có thể quy hoạch và xác định mục tiêu, phương án kinh doanh của mình, ba nhà còn lại hỗ trợ tích cực cho nhau, nhà doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn cho người sản xuất, người sản xuất bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học nghiên cứu các giống, kỹ thuật cho nhà doanh nghiệp và người trồng trọt (Hồng Ninh, 2016).

Phát triển sản xuất theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước và tương lai là hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, phát triển bền vững. Khía cạnh phát triển này liên quan tới tăng năng suất, chất lượng và giá trị, dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thảo quả. Việc tăng năng suất có thể được thực hiện thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học như giống, các biện pháp thâm canh. Tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng có thể được làm theo các đầu tư chiều sâu như trên, xong còn liên quan tới bố trí thời vụ (rải vụ), công tác bảo quản cây thảo quả, và công tác tiêu thụ sản phẩm của thảo quả (Đoàn Thị Nhu, 2002).

Phát triển sản xuất hướng tới gia tăng năng suất cây thảo quả bằng các phương pháp khác nhau: Giống (áp dụng các giống mới, năng suất cao và chất lượng quả tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng) (Đoàn Thị Nhu, 2002).

Đây là kỹ thuật giúp cây lấy lại sức tăng trưởng bằng việc tạo ra nhánh mới và giúp việc thu hoạch dễ dàng hơn. Người dân được hướng dẫn kỹ thuật đốn tỉa và phương pháp chăm sóc như tủ gốc giữ nước hay bón phân theo hình chiếu của tán cây. Những vườn cây thảo quả sau 2 - 3 năm đã phát triển thu hoạch và cho chất lượng quả cao hơn hẳn. Việc “trẻ hóa” vườn cây thảo quả nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đã đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân (Đoàn Thị Nhu, 2002).

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp thực tế đã khẳng định, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giúp cho giảm thiểu tối đa nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo về năng suất sản xuất. Trong phát triển sản xuất cây thảo quả, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản xuất để đạt được giá trị gia tăng cao nhất. Đồng thời, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ giảm tổn thất giá trị sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày một đa dạng hơn, vững bền và chủ động hơn khi phải đối mặt với những rủi ro do điều kiện tự nhiên mang lại (Đoàn Thị Nhu, 2002).

* Giống: Tập trung phát triển giống mới có năng suất cao, hoặc chất lượng và giá trị cao. Tiến hành chọn lọc, kiểm định lại chất lượng giống, tìm ra các

nguồn gen quý, hạt ươm để tạo giống mới năng suất, hiệu quả lại phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (Đỗ Tất Lợi, 2012).

* Kỹ thuật chăm sóc: Việc gây trồng thảo quả của người dân tại các xã chủ yếu vẫn mang tính tự phát và theo kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau giữa các hộ gia đình mà chưa có sự hướng dẫn kỹ thuật cụ thể từ phía cán bộ (Đỗ Tất Lợi, 2012). Chủ yếu lúc đầu bà con nhân trong địa bàn xã mua quả, hạt từ tỉnh Yên Bái mang về tự ươm và trồng, những năm gần đây bà con nhân dân lấy quả trồng từ những cây trồng đã ra quả năm trước tự ươm và tách chồi từ gốc đã sinh trưởng và phát triển sang trồng (Đỗ Tất Lợi, 2012).

- Về phân bón: Cách bón phân, đối với phân chuồng: cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất, đối với phân vô cơ: gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón và hạn chế cỏ dại (Đỗ Tất Lợi, 2012).

2.1.4.4. Phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm thảo quả

Phát triển tiêu thụ sản phẩm là sự mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút khách hàng. Phát triển thị trường tiêu thụ sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cây thảo quả (Trần Hữu Cường, 2008). Phát triển tiêu thụ bao gồm: nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm cây thảo quả phải ngon, mẫu mã cây thảo quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoàn thiện các kênh tiêu thụ và phát triển thêm các kênh tiêu thụ sản phẩm cây thảo quả. Phát triển và quảng bá thương hiệu cây thảo quả đến với người tiêu dùng trong ngoài nước (Trần Hữu Cường, 2008).

2.1.4.5. Đánh giá kết quả, hiệu quả trong phát triển sản xuất cây thảo quả

Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là hướng giảm nghèo hiệu quả bền vững.

Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung như đường, điện, thông tin truyền thông… Giúp người dân ở đây có việc làm, với trình độ thấp, kinh tế khó khăn, cây thảo quả đã phần nào đẩy lùi cái nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Đưa giá trị của ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây có ăn quả ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn càng tăng về loại quả chất

lượng cao của người tiêu dùng, dẫn đến tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên (Thanh Mai, 2011).

Thúc đẩy việc tìm tòi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, giá thành cạnh tranh, tạo nguồn thực phẩm sạch dồi dào. Tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp có năng suất cao và bền vững (Thanh Mai, 2011).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w