Khoa họ c kĩ thuật trong phát triển sản xuất cây thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 77 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc

4.1.3. Khoa họ c kĩ thuật trong phát triển sản xuất cây thảo quả

4.1.3.1. Giống cây thảo quả

- Giống: Nguồn gốc của cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên là từ xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Người dân mua giống từ xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai về trồng tại xã Hang Chú huyện Bắc Yên. Hiện nay, đã nhân rộng trồng cây thảo quả tại 5 xã Tà Xùa, Hang Chú, Làng Chếu, Xím Vàng, Háng Đồng. Về việc sản xuất và sử dụng giống cây thảo quả từ cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt làm giống.

- Giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.

- Giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.

- Tạo cây con từ hạt: Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ử cho đến khi hạt đứt nanh đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.

- Tiêu chuẩn cây con: Tuổi 12-18 tháng, cao 60-80cm, sinh lực tốt, không bị sâu bệnh.

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng giống cây thảo quả

ĐVT: % của diện tích

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giống bằng thân ngầm 35,30 42,80 48,90

Giống bằng hạt 64,70 57,20 51,10

Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019c)

Từ bảng 4.6. cho thấy, việc sử dụng giống cây từ hạt vẫn diễn ra khá phổ biến trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tuy nhiên, giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ trồng cây

giống bằng thân ngầm tăng lên từ 35,30 - 48,90%. Thực tế, khi trồng cây giống băng thân ngầm thì cây sinh trưởng nhanh hơn so với gieo giống bằng hạt. Nhưng theo kinh nghiệm của các hộ dân thì việc trồng cây bằng giống hạt sẽ tốt hơn việc trồng cây bằng thân ngầm.

Hình 4.2. Ảnh rễ và mầm của cây thảo quả

Nguồn: Tác giả (2020)

4.1.3.2. Chăm sóc cây thảo quả

Theo Tiêu chuẩn ngành 04TCN 142:2006 về quy trình kỹ thuật trồng thảo quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Nội dung Quy trình này quy định những nguyên tắc, nội dung và yêu cầu kỹ thuật trồng thảo quả để lấy quả, từ khâu xác định điều kiện gây trồng, sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ đến khâu thu hái, sơ chế và bảo quản quả thảo quả.

Thảo quả là cây trồng bán tự nhiên nên chăm sóc đơn giản, ngoại trừ việc chặt phá, làm vệ sinh rừng 2 lần/năm. Lần thứ nhất trước mùa hoa (tháng 2 - 3); lần thứ hai sau khi thu hoạch quả, lần này cần chặt bỏ những cây thảo quả già. Chú ý khi vệ sinh rừng phải nhổ bỏ tất cả những cây xâm lấn xung quanh gốc.

Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm sau khi thu hoạch quả bón thúc cho mỗi gốc 1- 2kg phân chuồng hoai, tro bếp, trộn với 2% phân NPK hoặc 200 - 300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột.

Để phục vụ cho sản xuất, hộ cần đầu tư một số trang thiết bị, dụng cụ cơ bản như thiết bị, dụng cụ làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Không chỉ

các công cụ dụng cụ thô sơ, phổ biến mà nhiều vùng sản xuất cây thảo quả trên thế giới đã áp dụng những máy móc, thiết bị hiện đại như máy làm đất, máy bón phân, máy thu hoạch, phương tiện vận chuyển, kho sấy, nhà máy chế biến... Nhưng kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ trồng cây thảo quả ở đây chủ yếu vẫn sử dụng các dụng cụ thô sơ và mang tính thủ công, số lượng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ với mức đầu tư còn thấp. Chưa có máy móc, thiết bị áp dụng trong khâu thu hoạch, bảo quản.

Hộp 4.4. Mô hình sản xuất cây thảo quả

Giá trị kinh tế của cây thảo quả đã tác động tích cực đến ý thức người dân trong công tác bảo vệ rừng, không chỉ giữ rừng già, rừng tự nhiên để nâng cao độ che phủ (đặc biệt là khu vực rừng phòng hộ Na Hang) mà còn chủ động trồng mới vườn rừng để nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra, 100% số hộ tham gia dự án đã ký quy ước quản lý, xây dựng mô hình sản xuất thảo quả bền vững dưới tán rừng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cán bộ khuyến nông cũng như chính quyền địa phương yên tâm trong quá trình phát triển, thực hiện dự án.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Ma Thị Trường, Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bắc Yên (2020)

Tác động tích cực đến ý thức người dân trong công tác bảo vệ rừng, không chỉ giữ rừng già, rừng tự nhiên để nâng cau tư trang thiết bị, dụng cụ bình quân đạt 40,0 triệu đồng/hộ. Các số liệu cho thấy mức đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đã gia tăng đáng kể cho phát triển sản xuất cây thảo quả của các hộ điều tra. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng thủ công, mức đầu tư cho công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị cho sản xuất chưa nhiều, có đến 60% ý kiến khảo sát cho rằng hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cho sản xuất cây thảo quả do nguồn lực vốn còn thiếu, đất đai manh mún và địa hình đồi núi chia cắt nên rất khó khăn trong cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật cũng chưa phát triển đáp ứng yêu cầu về máy móc, thiết bị cho chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây thảo quả tại vùng sản xuất.

Bảng 4.7. Thiết bị, dụng cụ đầu tư cho sản xuất cây thảo quả

TT Tên thiết bị, dụng cụ ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng BQ

(%) Số lượng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lượng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lượng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lượng Giá trị 1 Máy cắt cỏ cái 2 16,40 2,3 21,00 2,9 26,30 120,42 126,64

2 Máy bơm nước cái 1,1 3,20 1,3 4,00 1,7 5,00 124,32 125,00

3 Bể phun cái 1,1 4,80 1,4 5,60 1,6 6,20 120,60 113,65

4 Dao phát, cuốc, kéo cắt tỉa cái 11,9 1,80 13,8 2,20 17,5 2,50 121,27 117,85

Tổng 26,20 32,80 40,00 123,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Do thảo quả là cây ưa bóng râm và chỉ sống được ở dưới những tán rừng có có độ ẩm cao, độ mùn lớn nhưng dễ thoát nước và có nhiệt độ thấp từ 16 - 240

C … Vì vậy, khi gieo trồng thảo quả, người dân phải phát quang, dọn lối đi lại để trông coi, chăm sóc, thu hái thảo quả và chỉ để lại những cây thân gỗ lớn che bóng. Việc làm này vô hình chung đã làm suy thoái thảm thực vật rừng, làm tăng mức độ rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt của những cánh rừng khi gặp mưa lớn, từ đó làm giảm sự đa dạng và làm suy thoái nhanh chóng thảm thực vật rừng.

Bên cạnh đó, những cây dây bụi, cây dây leo ngoài tác dụng giữ ẩm, chống rửa trôi đất rừng thì chúng còn là mối quan hệ cộng sinh trong quá trình sống, sinh trưởng và phát triển của các loài cây thân gỗ khác. Ngoài ra,, những cây dây bụi và cây dây leo còn là nguồn thức ăn của các loài động vật hoang dã sống trong rừng. Vì vậy, khi những bụi cây dây leo bị chặt phá cũng là báo trước nguy cơ diệt vong của các loài động vật hoang dã sống trong rừng.

4.1.3.3. Thu hoạch cây thảo quả

a. Thu hoạch

Vào khoảng tháng 10 đến hết tháng 11, khi thảo quả già thì tiến hành thu hoạch. Dùng dao cắt cả chùm quả đem về phơi hoặc sấy. Hiện nay, hầu hết những rừng trồng thảo quả thường xa nơi ở của các đồng bào, đi lại khó khăn.

Thảo quả khô cần để nơi khô ráo, tránh ẩm vì dễ mốc.

Hình 4.3. Hình ảnh thu hoạch cây thảo quả

Do đặc thù sản xuất cây thảo quả ở huyện Bắc Yên chủ yếu trên đất dốc, đất đồi núi, địa hình bị chia cắt bởi sông suối, nên việc thu hái cây thảo quả rất khó khăn. Người hái phải hái từng chùm quả, sau đó xếp vào giỏ và gùi xuống núi, mang đến nơi thu gom. Để giảm công chuyên chở, vào mùa thu hoạch đồng bào thường làm lều ở tạm và sấy thảo quả luôn trong rừng. Khi sấy nên để cả chùm nhằm tạo độ thông thoáng cho nhanh khô, dễ đảo khi sấy. Khi quả đã khô tách lấy từng quả (bỏ cuống chung), đóng bao vận chuyển về nhà.

Hộp 4.5. Khó khăn trong thu hoạch cây thảo quả

Việc thu hoạch thảo quả thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11. Tuy nhiên thời điểm thu hoạch phụ thuộc lớn vào thương lái và giá cả thị trường. Về dụng cụ thu hái thì khó khăn lắm, chủ yếu bằng sức mình thôi.

Nguồn: Phỏng vấn sau chị Lương Thị Thảo, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên (2020) Đặc biệt với việc thu hoạch thảo quả đúng vụ, cải thiện công nghệ sấy, nên chất lượng thảo quả khô được nâng lên, giá bán cao hơn. Từng bước tạo chuyển biến trong quản lý sản xuất thảo quả bền vững, nổi bật nhất là giảm 90% việc thu hoạch thảo quả non. Các hộ có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần quản lý hiệu quả trên diện tích rừng có trồng thảo quả. Nhận thức của chính quyền cơ sở về việc hỗ trợ phát triển thảo quả theo hướng bền vững đã được nâng cao rõ rệt, người sản xuất thảo quả ngày càng yên tâm hơn trong việc sản xuất và đầu tư vào phát triển sản phẩm này.

b. Phơi sấy

Để sấy khô 100 kg thảo quả tươi phải cần tới từ 1,2 - 1,5 mét khối củi khô và lượng chất đốt này lại do người dân chặt phá từ rừng, và rừng lại tiếp tục bị tàn phá, suy kiệt để phục vụ cho cây thảo quả. Đó cũng chính là hệ luỵ của những trận lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Bên cạnh đó, khi thảo quả bước vào gia đoạn chín và thu hoạch (từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch hàng năm), người dân thường làm lán trại trong rừng để trông coi, bảo vệ. Những sinh hoạt của người dân như đun nấu, hút thuốc… trong rừng lại gặp giai đoạn thời tiết khô hanh sẽ là nguy cơ gây lên các vụ cháy rừng tàn khốc, hủy hoại sinh thái môi trường.

Hình 4.4. Hình ảnh hạt thảo quả sau khi sấy khô

Nguồn: Tác giả (2020) Chính vì vậy, khi phát triển và mở rộng diện tích cây thảo quả tại huyện Bắc Yên thì cần phải có chủ trương, định hướng để qui hoạch vùng trồng có sự giám sát của các cơ quan chức năng địa phương như Phòng Nông nghiệp, Hạt Kiểm lâm của huyện để phát triển cây thảo quả gắn với công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xoá đói, giảm nghèo từ cây thảo quả cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w