Yếu tố độ ẩm trong đất ảnh hưởng đến sản xuất cây thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 94 - 96)

STT Nội dung Cán bộ Người dân

Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Ảnh hưởng nhiều 3 37,50 47 52,22

2 Ảnh hưởng 3 37,50 34 37,78

3 Ít ảnh hưởng 2 25,00 9 10,00

Tổng 8 100,00 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.17 cho thấy, yếu tố độ ẩm trong đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây thảo quả, có 3 ý kiến của cán bộ (chiếm 37,50%) và 47 ý kiến của người dân (chiếm 52,22%) đánh giá ảnh hưởng nhiều. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng của thảo quả còn bị yếu tố tác động của các yếu tố sinh thái khác như độ tàn che, hàm lượng mùn, độ cao địa hình.v.v...

Tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân sống ở rừng: Do đặc thù văn hóa, điều kiện dân trí mà hiện tượng khá phổ biến tại vùng cao là người dân chủ yếu khai thác lâm sản theo cách tự nhiên. Hiện toàn huyện có khoảng 2/3 dân số sống tại vùng cao, số người sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lâm nghiệp, lâm sản cũng rất nhiều. Điều không thể phủ nhận là đã có hàng trăm hộ nông dân làm kinh tế giỏi và là hộ giàu tại khu vực nông thôn, vùng cao trên địa bàn hiện nay đều có yếu tố lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Do đây là các vùng núi cao nên người dân sống chủ yếu dựa vào rừng việc phát triển cây thảo quả có tác dụng tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho người dân giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo ở dân tộc miền núi.

Thảo quả nguồn thu lớn và quan trọng của một số xã và nhiều gia đình ở các vùng cao của huyện Bắc Yên nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Không ít gia đình đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng thảo quả trong rừng nguyên sinh. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác. Có 20 hộ nghèo và cận nghèo sau khi tham gia trồng thảo quả đã thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng thảo quả; Trong 3 năm trở lại đây số hộ tham gia trồng thảo quả, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên trên 40 hộ với diện tích trên 25ha.

Khả năng chế biến thảo quả của các hộ cũng được nâng lên nhờ được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn do dự án Tây Ban Nha hỗ trợ; Thị trường tiêu thụ: các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào Hội thảo quả trong chuỗi giá trị thảo quả của tỉnh Lào Cai, không bị tư thương ép giá; Huyện đã có nhiều chính sách mở, thu hút các chương trình dự án, các tổ chức Chính Phủ và Phi Chính phủ cụ thể như CT135, Nghị Quyết 30a, dự án của tổ chức Tây Ban Nha, dự án hỗ trợ ngành NN&PTNT Danida;

4.2.2. Yếu tố chủ quan

4.2.2.1. Trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ

Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò hàng đầu, chất lượng nguồn lao động là một trong những nguồn lực chính mang lại sự hiệu quả. Trong sản xuất cây thảo quả cũng vậy, người lao động phải có sự hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và sự có mặt thường xuyên để điều chỉnh bón phân, thuốc BVTV sao cho phù hợp với cây, nhằm đạt được năng suất, sản lượng tốt nhất.

Từ bảng 4.18 cho thấy, giới tính của các hộ điều tra thì nam giới chiếm 58,89 %. Tuy nhiên, về trình độ thì trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 72,22%, trung học chiếm 22,22% và trung học phổ thông chỉ chiếm 5,56%. Lâu nay, một thói quen trong suy nghĩ của rất nhiều lao động ở vùng cao của huyện Bắc Yên, là chỉ cần có sức khỏe, có đất sản xuất, có vốn… là có sinh kế ổn định; học vấn không mấy quan trọng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w