Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc
4.2.3. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn huyện
hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ Nhà nước vẫn còn hạn chế, lãi suất còn cao do đó muốn tạo điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất cây thảo quả cần có nhiều hơn nữa biện pháp hỗ trợ, tạo nguồn vốn cho nông hộ.
4.2.3. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất thảo quả trên địa bànhuyện Bắc Yên huyện Bắc Yên
Trên cơ sở khảo sát địa bàn nghiên cứu và quá trình phân tích tình hình phát triển sản xuất thảo quả của Huyện, để thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn. Từ việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm phát huy điểm mạnh, khai thác tốt các cơ hội đồng thời khắc phục các điểm yếu, tránh các nguy cơ từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược trong phát triển sản xuất Thảo Qủa trên địa bàn Huyện ở hiện tại và tương lai.
4.2.3.1. Điểm mạnh
Trên địa bàn huyện Bắc Yên có diện tích rừng tự nhiên lớn, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thuận lợi và phù hợp cho phát triển sản xuất và tiêu thụ Thảo Qủa cho người dân. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi thì Huyện còn có nguồn lao động dồi dào, cần cù và chịu khó, trong phát triển sản xuất thảo quả người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất.
Bảng 4.20. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên
Điểm mạnh Điểm yếu
- Diện tích rừng tự nhiên lớn, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thuận lợi và phù hợp cho phát triển sản xuất và tiêu thụ Thảo Qủa
- Thảo quả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, sâu bệnh ít, không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc
- Quả thảo quả sau khi được thu hoạch và sấy khô bảo quản được trong thời gian dài, nên không sợ hỏng.
- Là một Huyện miền núi, dân số chủ yếu là dân tộc thiểu số nên trong phát triển sản xuất chủ yếu sử dụng kinh nghiệm bản địa vào sản xuất nên hiệu quả không cao. - Hoạt động sản xuất thảo quả diễn ra phân tán, không tập trung làm cho công tác bảo vệ và chăm sóc khó khăn, rủi ro sảy ra nhiều.
- Phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn Huyện chủ yếu là do tự phát, sản phẩm thảo quả chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu vì thế chưa thực sự thu hút được người tiêu dùng
Cơ hội Thách thức
- Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên để phát triển sản xuất thảo quả như các chính sách về giao rừng và đất rừng, chính sách khai thác và hưởng lợi, chính sách tiêu thụ.
- Có khả năng mở rộng quy mô và liên kết giữa các hộ với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng suất, sản lượng để tối đa hóa lợi lợi nhuận.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm thảo quả của địa phương và thu hút người tiêu dùng
- Vì là cây trồng có giá trị kinh tế cao nên trong phát triển sản xuất thảo quả thường bị các đối tượng lợi dụng sơ hở của người dân để phá hoại và trộm cắp quả gây thiệt hại cho người dân.
- Hỗ trợ về vốn, giống cây trồng của chính quyền các cấp để phát triển sản xuất cây thảo quả.
- Trồng thảo quả sẽ mất nhiều diện tích đất rừng tự nhiên, gây suy thoái môi trường.
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) Thảo quả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, sâu bệnh ít, không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc, chính vì vậy người dân vẫn có thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động sản xuất khác của gia đình. Quả thảo quả sau khi được thu hoạch và sấy khô bảo quản được trong thời gian dài, nên không sợ hỏng. Với giá trị kinh tế và dược liệu cao cùng với tính vùng miền của thảo quả và nhu cầu sử dụng nhiều nên thị trường tiêu thụ dễ dàng.
4.2.3.2. Điểm yếu
Là một Huyện miền núi, dân số chủ yếu là dân tộc thiểu số nên trong phát triển sản xuất chủ yếu sử dụng kinh nghiệm bản địa vào sản xuất nên hiệu quả không cao. Nhìn chung đối với phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn xã là do người dân tộc thiểu số sản xuất với trình độ dân trí thấp, trình độ kỹ thuật yếu kém làm cho sản chưa đạt đến mức tiềm năng của nó. Do là Huyện miền núi, địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh làm cho việc đi lại và vận chuyển trở nên khó khăn rất nhiều. Hoạt động sản xuất thảo quả diễn ra phân tán, không tập trung làm cho công tác bảo vệ và chăm sóc khó khăn, rủi ro sảy ra nhiều. Trong tiêu thụ thảo quả của các hộ sản xuất do người thu gom tìm đến mua tại nhà dẫn tới người sản xuất thiếu thông tin thị trường, hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại không có, hệ thống kênh phân phối hẹp làm cho người sản xuất phụ thuộc nhiều vào các đối tượng thu gom. Phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn Huyện chủ yếu là do tự phát, sản phẩm thảo quả chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu vì thế chưa thực sự thu hút được người tiêu dùng.
4.2.3.3. Cơ hội
Vì là cây đặc sản vùng miền và có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ gia đình trước kia là hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi gây trồng thảo quả không những thoát nghèo mà còn giàu lên nhanh chóng, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với giá trị to lớn ấy nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên để phát triển sản xuất thảo quả như các chính sách về giao rừng và đất rừng, chính sách khai thác và hưởng lợi, chính sách tiêu thụ,...tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất có cơ hội được tiếp cận và ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
4.2.3.4. Thách thức
Trong những năm gần đây điều kiện khí hậu thay đổi và ngày càng khắc nghiệt có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, làm thiệt hại lớn về kinh tế.
Trên địa bàn huyện Bắc Yên mặc dù phát triển sản xuất thảo quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tuy nhiên chính quyền địa phương ít tâm đến hoạt động sản xuất này và không có các chính sách hỗ trợ nên có rất nhiều rủi ro có thể sảy ra.
Vì là cây trồng có giá trị kinh tế cao nên trong phát triển sản xuất thảo quả thường bị các đối tượng lợi dụng sơ hở của người dân để phá hoại và trộm cắp quả gây thiệt hại cho người dân.