STT Nội dung Cán bộ Người dân
Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Rất chặt chẽ 1 12,50 17 18,89
2 Chặt chẽ 5 62,50 47 52,22
3 Ít chặt chẽ 2 25,00 26 28,89
Tổng 8 100,00 90 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.5 cho thấy, phương thức liên kết trong đầu ra của việc phát triển sản xuất cây thảo quả có 75,00% cán bộ và 71,11% người dân đánh giá phương thức liên kết đầu vào chặt chẽ và rất chặt chẽ. Tuy nhiên, còn 25,00% ý kiến của cán bộ và 28,89% ý kiến của người dân cho rằng phương thức liên kết trong đầu ra của việc phát triển sản xuất cây thảo quả ít chặt chẽ. Nguyên nhân chính cũng do yếu tố được mùa thảo quả thì mất giá, thảo quả xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nên thường giá thảo quả không được ổn định.
Hộp 4.3. Lợi ích tham gia hợp tác xã
Cách đây 4 năm, tôi đã chuyển đổi hơn 2 ha đất trồng lúa 1 vụ, năng suất thấp sang trồng cây thảo quả. Tuy nhiên, do sản xuất quy mô hộ gia đình, khả năng cạnh tranh không cao, nên tôi đã tham gia là thành viên HTX Dược liệu Háng Đồng. Gia đình tôi đã trồng thảo quả đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp mở rộng diện tích trồng cây trúc để lấy măng. Năm 2019, gia đình thu hoạch trên 3 tấn thảo quả; sản lượng măng trúc đạt trên 200 kg, trừ chi phí lãi khoảng gần 100 triệu đồng.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Thào A Diên, bản Chống Tra, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (2020) Những năm qua, Hợp tác xã trên địa bàn huyện Bắc Yên đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho các thành viên của hợp tác xã.
HTX tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng chuỗi liên kết tại các huyện: Mộc Châu, Phù Yên... Phấn đấu có sản phẩm hoàn chỉnh thảo quả tham
gia Chương trình OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Đây là điều kiện quan trọng để các thành viên HTX yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần cùng địa phương đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững.
4.1.3. Khoa học - kĩ thuật trong phát triển sản xuất cây thảo quả
4.1.3.1. Giống cây thảo quả
- Giống: Nguồn gốc của cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên là từ xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Người dân mua giống từ xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai về trồng tại xã Hang Chú huyện Bắc Yên. Hiện nay, đã nhân rộng trồng cây thảo quả tại 5 xã Tà Xùa, Hang Chú, Làng Chếu, Xím Vàng, Háng Đồng. Về việc sản xuất và sử dụng giống cây thảo quả từ cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt làm giống.
- Giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.
- Giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.
- Tạo cây con từ hạt: Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ử cho đến khi hạt đứt nanh đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.
- Tiêu chuẩn cây con: Tuổi 12-18 tháng, cao 60-80cm, sinh lực tốt, không bị sâu bệnh.