Vai trò của phát triển sản xuất thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 26)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò của phát triển sản xuất thảo quả

2.1.3.1. Đối với sự phát triển kinh tế

Phát triển sản xuất các loại LSNG nói chung và phát triển sản xuất thảo quả nói riêng có vai trò quan trọng đối với kinh tế của người dân miền núi nơi có phân bố thảo quả. Phát triển sản xuất thảo quả giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đặc biệt với giá trị kinh tế to lớn cây thảo quả là yếu tố thúc đẩy phát triển nền kinh tế vùng núi nơi phân bố thảo quả (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

2.1.3.2. Đối với xã hội

Thảo quả làm tăng thu nhập và tạo nên công ăn, việc làm cho người lao động miền núi trong thời gian nông nhàn. Thu nhập được nâng cao giúp cho người dân có cuộc sống ổn định hơn. Với giá trị kinh tế to lớn, thảo quả làm giảm đói nghèo cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để họ được tiếp xúc với tri thức, khoa học - công nghệ, góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí của người dân đồng bào miền núi (Mai Quốc Chánh, 2015).

2.1.3.3. Đối với môi trường sinh thái

Phát triển sản xuất thảo quả góp phần tăng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân phát triển sản xuất thảo quả. Việc phát triển sản xuất thảo quả làm cho người dân ít phụ thuộc vào việc khai thác các loại lâm sản gỗ để tăng thu nhập. Chính vì vậy, nó góp phần bảo tồn, phát triển rừng và làm tăng tính đa dạng của rừng (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

Việc người dân hạn chế khai thác các loại lâm sản gỗ để phục vụ cho sinh hoạt, giúp bảo vệ rừng, đất rừng và nguồn nước, làm giảm thiểu rủi ro về thiên tai và biến đổi khí hậu, góp phần hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với phát triển môi trường (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w