Phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc

4.1.4. Phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm thảo quả

Thị trường tiêu thụ để sản phẩm thảo quả thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch.

Các kênh tiêu thụ đã được hình thành, kênh tiêu thụ lớn nhất là kênh: Người sản xuất => Người thu gom => Đại lý, chủ bán buôn => Người bán lẻ => Người tiêu dùng.

Thông tin giá cả là do các hộ trồng tự điều chỉnh, phụ thuộc vào năng suất, chất lượng sản phẩm theo từng năm và căn cứ theo giá thảo quả trên thị trường. Thông tin thị trường chủ yếu là do tự tìm hiểu, thông qua các thông tin báo đài và qua trao đổi giữa các thương lái và giữa những người sản xuất.

Sơ đồ 4.1. Chuỗi kênh tiêu thụ sản phẩm cây thảo quả

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Trên 90% sản phẩm thảo quả ở huyện Bắc Yên được bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các bên tham gia chuỗi giá trị thảo quả còn thiếu thông tin và hiều biết về thị trường xuất - nhập khẩu thảo quả và thông tin về những sản phẩm thảo quả đang được chế biến và tiêu thụ tại thị trường tiêu dùng cuối cùng (loại sản phẩm, giá cả, thị trường cuối cùng, cách sử dụng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã qua chế biến, thông tin về các công ty nhập khẩu chính ngạch, lưu lượng thị trường trong thị trường..), dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường cuối cùng thấp. Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của người sản xuất, chế biến và kinh doanh đã hạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận thị trường cao cấp cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các tư thương và các đơn vị xuất khẩu trong nước.

Giá cả là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi nhuận hay thua lỗ trong quá trình phát triển sản xuất nói chung và phát triển sản xuất thảo quả nói riêng. Giá cả chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là cầu sản phẩm và lượng cung sản phẩm mà thị trường đang có, bên cạnh các yếu tố chính là cung - cầu thị trường giá còn được định bởi thời điểm bán, chi phí sản xuất, vận chuyển và thương hiệu của hàng hóa. Cũng như vậy, trong phát triển sản xuất thảo quả giá thảo quả cũng chịu ảnh bởi các yếu tố như trên, tuy nhiên bởi là sản phẩm mang

Đầu vào Sản xuất 95% Thương mại 2% Tự sử dụng

3% Tiêu thụ tại địa phương

90% xuất khẩu sang Trung Quốc

tính chất vùng miền và thời vụ, cùng với giá trị sử dụng tốt kéo theo giá trị kinh tế cao, thể hiện rõ qua giá thảo quả qua các thời điểm khác nhau, cụ thể là:

Bảng 4.8. Giá thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên trong thời gian qua

ĐVT: Nghìn đồng

Diễn giải 2017 2018 2019

Giá bán tươi 30 - 45 50-55 45-54

Giá bán khô 90 - 120 300 - 450 300 - 450

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Qua bảng 4.8 phản ánh về giá bán thảo quả trên địa bàn Huyện trong thời gian qua ta thấy rõ xu hướng giá thảo quả qua các năm có xu hướng tăng, nếu năm 2017 giá bán trong khoảng 30 - 45 nghìn đồng/kg quả tươi, trung bình cả kỳ sản xuất là 40 nghìn đồng/kg quả tươi thì đến năm 2018 giá bán thảo quả có xu hướng cao hơn 10 nghìn đồng/kg, giá bán trung bình trong thời điểm này là 50-55 nghìn đồng/kg quả tươi. Đến năm 2019, thảo quả ổn định nhưng vẫn thấp hơn các năm trước, giá thảo quả có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2018, với 1kg thảo quả tươi được thu mua với giá trong khoảng 45 - 54 nghìn đồng/kg, trung bình bán 49,5 nghìn đồng/kg, giảm 3 nghìn đồng/kg so với giá trung bình năm 2018.

Nhìn chung, giá 1 kg thảo quả tươi thấp hơn nhiều so với giá 1 kg thảo quả khô, trung bình 1 kg quả khô cao gấp 3 - 8 lần giá thảo quả tươi, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thảo quả tươi nếu đã qua chế biến sẽ bị hao hụt sản lượng rất nhiều(10kg quả tươi ≈ 2 - 3 kg quả khô), mặt khác thảo quả đã qua chế biến làm tăng chất lượng của nó, làm giảm một lượng lớn chi phí cho người thu mua, vì vậy mà giá có sự chênh lệch lớn. Như vậy để phát triển sản xuất thảo quả đạt kết quả cao, người dân cần biết phát huy và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi. Cần tìm kiếm các giải pháp, chiến lược nhằm hạn chế, giảm thiểu từ đó khắc phục những rủi ro mà con người có thể khắc phục.

Chính vì thảo quả có giá trị kinh tế cao, nên diện tích của loài cây này không ngừng đựơc mở rộng theo chủ trương của huyện Bắc Yên và tự phát của người dân. Nhưng khi phát triển và mở rộng diện tích thảo quả đã để lại những mặt trái bất lợi cho những khu rừng tự nhiên; nếu chúng ta không có những biện pháp cấp bách, kịp thời và hiệu quả để bảo vệ thì những cánh rừng này sẽ nhanh chóng bị suy thoái do mục đích phát triển cây thảo quả.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w