Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Giai đoạn 2017-2019, huyện Bắc Yên tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng; giảm dần diện tích canh tác các loại cây trồng có hiệu quả, năng suất, giá thành thấp như ngô, lúa nương..., thay bằng các loại cây trồng có năng suất, giá thành cao, ổn định, phù hợp với nhu cầu của thị trường như cây ăn quả, cây lấy củ, cây công nghiệp... gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, theo tiêu chuẩn VietGap hướng đến mục tiêu xuất khẩu; đồng thời hình thành các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 21.635 ha, bằng 116,6% chỉ tiêu kế hoạch, tăng 8,8% so với giai đoạn trước. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 8.354 ha, bằng 68,3% kế hoạch, giảm 44,7% so với giai đoạn trước (gồm: Lúa chiêm xuân 446 ha, bằng 82,1% kế hoạch, tăng 22,5% so với giai đoạn trước; lúa mùa 2.075 ha, bằng 95,2% kế hoạch, tăng 23,5% so với giai đoạn trước; lúa nương 1.977 ha, bằng 192,9% kế hoạch, tăng 0,5% so với giai đoạn trước; ngô 3.856 ha, bằng 45,4% kế hoạch, giảm 65,2% so với giai đoạn trước); diện tích sắn là 4.755 ha, bằng 119,0% kế hoạch, tăng 67,7% so với giai đoạn trước; diện tích dong riềng là 309 ha, bằng 44,1% kế hoạch, tăng 6,6% so với giai đoạn trước; diện tích rau đậu các loại là 309 ha, tăng 13,6% so với giai đoạn trước; diện tích chè là 293 ha (trong đó diện tích trồng mới là 185 ha), đạt 125,8% kế hoạch, tăng 199,0% so với giai đoạn trước; diện tích cây ăn quả là 6.098 ha (trong đó diện tích trồng mới là 3.153 ha), bằng 330% kế hoạch, tăng 497% so với giai đoạn trước, trong đó có 194,3 ha cây ăn quả được ghép cải tạo,
2.233 ha được trồng mới bằng các giống chất lượng cao (chiếm 39,6% tổng diện tích cây ăn quả); ngoài ra còn có 79 ha mía ngoài kế hoạch; 109 ha cây ăn quả, 05 ha rau đạt tiêu chuẩn VietGap, 12 ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới ẩm tiết kiệm nước (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
An ninh lương thực cơ bản được đảm bảo; năng suất lúa ruộng đạt 45,2 tạ/ha/năm, tăng 1,8% so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2017-2019, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 174.987 tấn, đạt 76,2% chỉ tiêu kế hoạch, giảm 23,9% so với giai đoạn trước (do diện tích ngô, lúa nương giảm mạnh chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc); tổng sản lượng chè búp tươi đạt 223 tấn, bằng 70,8% kế hoạch, tăng 10,9% so với giai đoạn trước; tổng sản lượng quả (bao gồm cả táo sơn tra) đạt 29.557 tấn, bằng 185,2% kế hoạch giao, tăng 121,2% so với giai đoạn trước. Có 02 sản phẩm được cấp nhãn hiệu (Chè Tà Xùa, Táo Sơn tra Sơn La); 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (Chè xanh mây xã Tà Xùa, Măng trúc muối ớt xã Háng Đồng). Giai đoạn này, huyện cũng bước đầu thực hiện xuất khẩu được 124,5 tấn quả (gồm 66,9 tấn xoài và 57,6 tấn nhãn) sang thị trường Trung Quốc và Campuchia (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi bắt đầu được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với quy mô trang trại, gia trại, chủ động nguồn thức ăn thông qua đầu tư trồng cỏ, với một số vùng chăn nuôi điển hình tại các xã Phiêng Côn, Chiềng Sại, Tạ Khoa, Hua Nhàn, Phiêng Ban. Công tác kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được thực hiện tốt, các dịch bệnh trên địa bàn đều được phát hiện sớm và xử lý triệt để, đặc biệt trong năm 2018-2019, huyện đã khống chế thành công dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Đến hết năm 2019 tổng đàn gia súc toàn huyện đạt 82.088 con, bằng 100,2% chỉ tiêu kế hoạch, giảm 1,7% so với giai đoạn trước (do ảnh hưởng bởi một số dịch bệnh lớn như dịch Tả lợn Châu phi, dịch bệnh đậu dê...); tổng đàn gia cầm đến năm 2019 đạt 281.000 con, bằng 132,2% chỉ tiêu kế hoạch, tăng 33,1% so với giai đoạn trước. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.235 tấn, bằng 143,3% kế hoạch, tăng 54,9% so với giai đoạn trước (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Về lâm nghiệp: Công tác bảo vệ, phát triển rừng được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện; quy hoạch 3 loại rừng được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn; các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện, xử lý kịp thời. Trong giai đoạn 2017-2019, toàn huyện ước thực hiện trồng mới được 2.084,8 ha rừng bằng 139,0% chỉ tiêu kế hoạch (trong đó: rừng sản xuất 1.606,97
ha, rừng phòng hộ 448,22 ha và rừng thay thế 29,56 ha); tổ chức trồng được 56.549 cây phân tán; tổ chức chăm sóc được 2.579,4 ha rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh được 1.270,25 ha rừng; tiếp tục bảo vệ 46.807,8 ha rừng hiện có đến năm 2019, tương ứng với tỷ lệ độ che phủ rừng là 42,6%, đạt 90,64% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, giảm 0,4% tỷ lệ che phủ so với giai đoạn trước (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đến hết năm 2019 là 54 ha, đạt 80,6% chỉ tiêu kế hoạch, giảm 1,8% so với năm 2017; và 29 lồng nuôi cá các loại. Tổng sản lượng thủy sản đạt 627 tấn, bằng 124,2% chỉ tiêu kế hoạch, tăng 3,8% so với năm 2017 (diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do bị thiệt hại bởi mưa lũ). Khôi phục hoạt động nuôi cá nước lạnh tại xã Xím Vàng (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
b. Lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn 2017 - 2019, lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển khá nhanh, đặc biệt là trong khai thác tài nguyên, khoáng sản và sản xuất, chế biến các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh như Chè Tà Xùa; rượu Hang Chú; rượu Sơn Tra; vang Sơn Tra; Sơn tra sấy dẻo; Siro Sơn tra…; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn huyện Bắc Yên hiện có 20 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 10 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 146 MW (tăng 03 nhà máy so với năm 2017) và 03 nhà máy đang xây dựng với tổng công suất 73,6 MW; trong giai đoạn 2017-2019 có 02 mỏ khoáng sản được đầu tư khai thác gồm mỏ Nikel bản Phúc xã Mường Khoa và mỏ đồng bản Ngậm xã Song Pe (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
c. Phát triển du lịch
Nhằm thúc đẩy du lịch huyện Bắc Yên phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2017-2019, huyện Bắc Yên đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 97-KH/HU ngày 16.10.2017 của Ban Thường vụ huyện ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chương trình số 12-CTr/TU ngày 02.8.2017 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 19/12/2017 của HĐND huyện về Kế hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực I tổ chức thành công
Hội thảo “Đánh thức tiềm năng du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, và triển khai lập các quy hoạch như Quy hoạch du lịch xã Tà Xùa, Quy hoạch phân khu Sống khủng long, Hồ Sen Hua Nhàn, Hang A Phủ, Đồi thông Pu Nhi để xác định hướng đi cho ngành du lịch. Huyện cũng tập trung thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chỉnh trang các khu danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa; quan tâm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, chủ động tham gia các sự kiện văn hóa trong và ngoài tỉnh; tổ chức các lễ hội truyền thống, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch... nhằm xây dựng huyện Bắc Yên trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, văn minh (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Giai đoạn 2017-2019, các điểm du lịch như Xã Tà Xùa, Sống lưng khủng long xã Háng Đồng, Đồi Pu Nhi xã Phiêng Ban đã bắt đầu được khai thác khá hiệu quả. Cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch được người dân quan tâm đầu tư, hiện toàn huyện có 21 cơ sở lưu trú, với 114 phòng nghỉ trong đó có 02 khách sạn 1 sao, 01 khách sạn 2 sao, 3 nhà nghỉ và 15 cơ sở nhà nghỉ cộng đồng (Homestay) với hơn 400 chỗ nghỉ. Số lượt khách du lịch đến Bắc Yên trong giai đoạn 2017-2019 đạt trên 187.000 lượt người: trong đó khách quốc tế 1.500 lượt người, bằng 3.906,4% so với kế hoạch giao, tăng 5.981,6% so với giai đoạn trước; tổng doanh thu đạt 87 tỷ đồng (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong giai đoạn này, huyện Bắc Yên đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, không để xảy ra tình trạng phát triển các dịch vụ du lịch tràn lan, không theo đúng định hướng của huyện, thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra các nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục, quy hoạch du lịch... (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
d. Lĩnh vực Thương mại, dịch vụ
Thị trường thương mại trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2017-2019 phát triển khá sôi động, các mặt hàng, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại với 07 điểm hoạt động chợ, trong đó có 01 chợ hạng II và 06 điểm họp chợ theo phiên, cùng hàng loạt các cửa hàng, siêu thị mini tại Thị trấn đã tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp trên địa bàn, tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hoá, thúc đẩy
phát triển các ngành sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, nhất là các dịch vụ thiết yếu như dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông... và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ du lịch, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, ngân hàng...; ngoài ra trong giai đoạn này trên địa bàn huyện cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ vui chơi giải trí, thông tin quảng cáo, tổ chức sự kiện, dịch vụ y tế, giáo dục,... (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Nhiều tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh đi Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương... được mở mới, với tần suất liên tục trong ngày. Cùng sự phát triển đa dạng của hệ thống thương mại hàng hóa nhiều thành phần, các phương tiện, dịch vụ vận tải hàng hóa trên địa bàn huyện cũng ngày càng gia tăng, đáp ứng được nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân.
Cơ sở hạ tầng viễn thông được các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư mạnh, phục vụ tốt nhu cầu về thông tin, liên lạc và giải trí của nhân dân. Toàn huyện có tổng số 63.520 thuê bao điện thoại (trong đó điện thoại cố định là 450 thuê bao; điện thoại di động là 60.470 thuê bao) và 3.900 thuê bao Internet, số thuê bao điện thoại/100 dân đạt 87, số thuê bao Internet/100 dân đạt 2,6; 12/16 xã, thị trấn có đường truyền Internet: 12/16 xã, 100% số xã trong huyện đã được phủ sóng điện thoại di động (3G, 4G) (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
3.1.2.2. Dân số và việc làm
a. Về dân số
Dân số huyện Bắc Yên năm 2019 là: 67.295 người, mật độ trung bình 61,25 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần theo các năm do thực hiện hiệu quả các chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện, nên nhận thức người của nhân dân được nâng cao, giảm tốc độ tăng dân số, chất lượng dân số được cải thiện do chất lượng giáo dục, y tế được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các thiết bị y tế tiến bộ, hiện đại hơn, đời sống người dân được nâng cao. Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà Nước nên công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu. Tổng số hộ nghèo năm 2019 là 3.356 hộ. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các nông thôn, trình độ văn hoá và sản xuất của lực lượng lao động này còn thấp do đó việc nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn
rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số huyện Bắc Yên năm 2019
STT Đơn vị hành chính Dân số trung bình (Người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (Người/km2) Toàn huyện 67.295,00 1.098,64 61,25 1 Thị trấn Bắc Yên 5.910 7,78 759,64 2 Xã Pắc Ngà 6.752 65,09 103,73 3 Xã Chim Vàn 5.517 72,35 76,25 4 Xã Song Pe 4.772 83,27 57,31 5 Xã Mường Khoa 4.644 59,61 77,91 6 Xã Phiêng Côn 2.539 41,84 60,68 7 Xã Chiềng Sại 3.743 76,72 48,79 8 Xã Tạ Khoa 4.293 73,05 58,77 9 Xã Hua Nhàn 4.360 61,46 70,94 10 Xã Phiêng Ban 4.878 49,14 99,27 11 Xã Tà Xùa 3.090 41,39 74,66 12 Xã Háng Đồng 3.029 137,63 22,01 13 Xã Làng Chếu 3.464 53,4 64,87 14 Xã Xím Vàng 2.962 82,47 35,92 15 Xã Hang Chú 3.485 137,05 25,43 16 Xã Hồng Ngài 3.857 56,39 68,40
Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019b)
b. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 37.995 người, chiếm 56,5% dân số toàn huyện trong đó số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 37.045 người. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của huyện tăng thêm khoảng gần 400 người.
Theo ngành kinh tế, năm 2019 lao động trong nông lâm nghiệp chiếm 77% tổng số lao động trong các ngành kinh tế (29.258 người); lao động trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 1% (378 người), lao động trong ngành dịch vụ chiếm khoảng 3% (1.140 người), lao động trong các ngành nghề khác chiếm 19% (7.219 người) (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
3.1.2.3. Hạ tầng xã hội
a. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Đường bộ: Đến nay huyện Bắc Yên 6 tuyến đường với 280 km (trong đó tuyến tỉnh lộ và huyện lộ là 220km), đường ô tô đi được 410 km, 16 /16 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, 96 bản có đường ô đến bản (trong đó có 559
km lòng đường 2,5 - 3 m ô tô con và xe máy đi được), còn lại trên 234 km là đường dân sinh. Các tuyến đường huyện, xã ô tô đi được được đầu tư xây dựng chủ yếu trong những năm gần đây, do đó nhiều tuyến mặt đường chưa ổn định dễ gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Cụ thể như sau:
Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã là 16/16 xã trong đó đường được cứng hóa đến trung tâm xã đạt 12/16 xã. Trong đó, giai đoạn 2017-2018, đường đến trung tâm các xã Hồng Ngài, Háng Đồng, Chiềng Sại, Phiêng Côn được đầu tư cứng hóa (53,44 km); các xã Tạ Khoa, Hua Nhàn hiện đang đầu tư (30,92 km) và các xã Chim Vàn, Pắc Ngà chưa đầu tư.
Số km đường (đến trung tâm xã, liên xã, trục thôn xóm, trục chính nội đồng) được cứng hóa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2017-2018 là 366,86 km (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
b. Kết cấu hạ tầng thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện chủ yếu là các đập, mương phai nước tự chảy từ các suối. Trong những năm gần đây, huyện đã đầu tư kiên cố hóa được trên 20 km kênh, mương, cơ bản bảo đảm ổn định lượng nước tưới tiêu cho trên 1400 ha lúa 1 vụ và trên 485 ha lúa 2 vụ (UBND huyện Bắc Yên, 2019b).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La hiện nay có 5 xã đang trồng cây thảo quả gồm Tà Xùa, Hang Chú, Làng Chếu, Xím Vàng, Háng Đồng. Vì những