Quy hoạch phát triển sản xuất cây thảo quả của huyện Bắc Yên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 68 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc

4.1.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây thảo quả của huyện Bắc Yên

Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; Góp phần quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng: Năng suất, sản lượng lương thực ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu và tập quán canh tác hiện nay của nông dân, sản xuất nông nghiệp đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Nội dung quy hoạch là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Huyện uỷ và UBND huyện, của ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan đến nông nghiệp. Sau thời gian triển khai, tình hình kinh tế - xã hội huyện Bắc Yên đã có bước phát triển khá trên nhiều mặt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch trồng trọt. Góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ra thị trường. Trong trồng trọt, ưu tiên phát triển những cây có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển cây thảo quả chất lượng cao; tăng sản xuất an toàn, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Quy hoạch vùng trồng cây thảo quả, vùng sản xuất cây thảo quả chất lượng cao. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trưởng không ngừng mức sống của con người và đảm bảo phát triển bền vững.

Bảng 4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây thảo quả đến năm 2030 huyện Bắc Yên STT Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 2025 2030 2025/ 2019 (%) 2030/ 2025 (%) 1 Diện tích thời kỳ chăm sóc ha 93,60 115,30 125,30 230,00 350,00 183,56 152,17

2 Diện tích cho thu

hoạch ha 213,50 233,60 254,60 400,00 500,00 157,11 125,00

3 Năng suất tấn 0,20 0,22 0,25 0,27 0,30 108,00 111,11

4 Sản lượng tấn 42,70 51,39 63,65 108,00 150,00 169,68 138,89

Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019c)

Từ bảng 4.1. cho thấy, diện tích đất trồng cây thảo quả đến năm 2030 trên địa bàn huyện Bắc Yên tăng mạnh, cụ thể diện tích thời kỳ chăm sóc tăng lên 350,00 ha vào năm 2030. Diện tích trồng cây thảo quả cho thu hoạch đạt 500 ha vào năm 2030. Năng suất tăng từ 2,5 tạ/ha thành 3,0 tạ/ha.

Trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La hiện nay có 5 xã đang trồng cây thảo quả gồm Tà Xùa, Hang Chú, Làng Chếu, Xím Vàng, Háng Đồng. Vì những xã này thuộc vùng cao của huyện Bắc Yên, có điều tự nhiên phù hợp với sản xuất cây thảo quả. Phát triển và mở rộng diện tích cây thảo quả tại huyện Bắc Yên Bắc thì cần phải có chủ trương định hướng để qui hoạch vùng trồng có sự giám sát của các cơ quan chức năng địa phương như phòng nông nghiệp, hạt kiểm lâm… Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp cấp bách để nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng của người dân khi trồng và mở rộng diện tích cây thảo quả. Chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện thành công chủ trương phát triển cây thảo quả gắn liền với công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; đi đôi với nâng cao thu nhập, từng bước xoá đói, giảm nghèo từ cây thảo quả cho đồng bào dân tộc tại các huyện Bắc Yên.

Hộp 4.1. Khó khăn quản lý quy hoạch trồng cây thảo quả

Thực tế hiện nay, bà con tự ý thu hoạch, bán, sấy không có sự thống nhất nên khó quản lý địa bàn, hay xảy ra trộm cắp thảo quả. Việc mua, bán thảo quả phụ thuộc vào tư thương và chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc nên việc giá thu mua thảo quả thấp đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng thảo quả.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Phàng A Long, phó chủ tịch xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (2020) Như vậy, huyện Bắc Yên đã xây dựng quy hoạch nhằm phát triển vùng sản xuất cây thảo quả, mang lại những kết quả, góp phần cho sự phát triển chung của huyện. Theo điều tra, khảo sát nhìn chung các hộ vẫn còn đất để phát triển sản xuất thảo quả vì thế diện tích thảo quả trong những năm tới vẫn có xu hướng tăng. Tuy nhiên để việc khai thác diễn ra hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến rừng tự nhiên người dân và chính quyền xã cần có các biện pháp canh tác phù hợp để vừa có thể phát triển sản xuất thảo quả vừa có thể bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên.

Hộp 4.2. Phát triển cây thảo quả ảnh hưởng tiêu cực tới rừng tự nhiên

Do thảo quả là cây ưa bóng râm và chỉ sống được ở dưới những tán rừng có có độ ẩm cao, độ mùn lớn nhưng dễ thoát nước và có nhiệt độ thấp từ 16 - 240 C … Vì vậy, khi gieo trồng thảo quả, người dân phải phát quang, dọn lối đi lại để trông coi, chăm sóc, thu hái thảo quả và chỉ để lại những cây thân gỗ lớn che bóng. Việc làm này vô hình chung đã làm suy thoái thảm thực vật rừng, làm tăng mức độ rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt của những cánh rừng khi gặp mưa lớn, từ đó làm giảm sự đa dạng và làm suy thoái nhanh chóng thảm thực vật rừng. Vì vậy, nếu không quy hoạch cụ thể vùng trồng cây thảo quả, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái rừng.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Văn Tuấn - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên (2020)

Tuy nhiên, hiện trạng cho thấy công tác quy hoạch vẫn còn một số bất cập và thiếu đồng bộ. Công tác quy hoạch sản xuất cây thảo quả chưa ổn định, chưa bền vững và có sự thay đổi liên tục theo sự phát triển “nóng“ và tự phát của người dân địa phương; Việc quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ dẫn đến tính trạng người dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng cây thảo quả ngoài vùng quy hoạch, dẫn đến những nguy cơ bất ổn về sản lượng, giá bán và chất lượng cây thảo quả. Các quy hoạch chưa đầy đủ, chi tiết và thiếu tính đồng bộ: chưa gắn kết chặt chẽ sản xuất cây thảo quả và thị trường tiêu thụ; chưa đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất như đường giao thông, hệ thống thủy lợi; chưa có các giải pháp cụ thể nhằm huy động các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư để thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch. Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, PTSX cây thảo quả theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. PTSX cây thảo quả theo chiều rộng thường ở khía cạnh tăng diện tích sản xuất bằng các biện pháp khác nhau, khía cạnh phát triển này được hiểu cả về không gian và thời gian. Tuy vậy, việc mở rộng diện tích trồng thảo quả phải phù hợp với quy hoạch vùng trồng cây thảo quả, không phải trồng theo hướng tự phát tự do cá nhân người dân thấy hay là trồng. Khi có công tác quy hoạch vùng trồng cây thảo quả đã tính đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Phương án tiêu thụ sản phẩm có thể theo các hướng: Tiêu thụ tươi tại chỗ, sản phẩm tiêu thụ cho thị trường trong nước và nước ngoài, cây thảo quả và phương án bảo quản các sản phẩm tươi hoặc khô.

Năm 2005, trong một lần về chúc Tết bà con Pa Cư Sáng, một thành viên đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Sơn La có nói rằng: Nơi đây rất thích hợp trồng cây dược liệu là thảo quả, vừa phát triển được kinh tế, vừa bảo vệ được rừng. Nghe vậy, nhiều ngày sau đó, ông Giàng A Chu đã tự tìm hiểu về loại cây này, rồi tự đi xe máy vượt hàng trăm cây số sang tận xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai để tìm hiểu và mang giống cây thảo quả về trồng.

Ông Giàng A Chu cho biết: "Đi đến Nậm Xé tôi xem cách trồng của họ rồi về hướng dẫn bà con trồng thảo quả. Tôi đi xem hết mấy khu nương mà họ đã thu và xem đất khô hay là đất ẩm; sau đó người dânđể cho lại cho mấy gốc mới cắt đủ 1 bao tải để tôi mang về chia cho dân".

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây thảo quả ở huyện Bắc Yên giai đoạn 2017-2019 STT Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 2018/ 2017 (%) 2019/ 2018 (%) Tốc độ PTBQ (%) 1 Diện tích thời kỳ chăm sóc ha 93,60 115,30 125,30 123,18 108,67 115,70 2 Diện tích cho thu hoạch ha 213,50 233,60 254,60 109,41 108,99 109,20 3 Năng suất tấn 0,20 0,22 0,25 110,00 113,64 111,80 4 Sản lượng tấn 42,70 51,39 63,65 120,36 123,85 122,09 Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019c) Từ bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích đất trồng cây thảo quả năm 2019 là 379,90 ha, trong đó diện tích đang ở thời kỳ chăm sóc là 125,30 ha và diện tích cho thu hoạch là 254,60. Tốc độ phát triển bình quân của diện tích thời kỳ chăm sóc đạt 15,70%. Năng suất giai đoạn 2017-2019 tăng 9,20%. Sản lượng giai đoạn 2017-2019 tăng 22,09%.

Nhìn chung, về trồng cây thảo quả rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Cây lớn sau khi thu hoạch thì cắt tỉa, số cành, lá cắt tỉa bỏ xuống đất chỗ nào thì chỗ ấy cỏ không mọc lên nữa, nên không mất nhiều công làm cỏ, khá là nhàn. Chỉ chăm sóc 2 -3 năm là được thu hoạch được quả. Đây có thể được coi là cây xóa đói giảm nghèo ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, Vào thời điểm phát triển sản xuất thảo quả của các tỉnh miền núi phía Bắc đều bị ảnh hưởng nặng nề. Do trời quá lạnh, xuất hiện băng, tuyết và

sương muối vượt qua ngưỡng chịu đựng của cây làm cây chết hàng loạt, hiện tượng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng thảo quả trên cả nước nói chung và huyện Bắc Yên nói riêng. Vì sảy ra vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa nên làm cho năng suất và sản lượng mùa vụ thảo quả giảm nghiêm trọng, chỉ được thu hoạch một số ít vườn trồng ở độ cao thấp, ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này.

Tình hình các hộ gia đình, cá nhân sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên được thể hiện trong hình 4.1.

ĐVT: hộ

Hình 4.1. Số hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất cây thảo quả

Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019c) Từ hình 4.2. cho thấy, năm 2017 có 155 hộ tham gia sản xuất cây thảo quả, đến năm 2019 là 182 hộ trồng cây thảo quả. Định hướng đến năm 2025 có 250 hộ tham gia trồng cây thảo quả, đến năm 2030 là 300 hộ gia đình, cá nhân trồng cây thảo quả.

Từ bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích đất trồng cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên là 379,90 ha trong đó, diện tích ở xã Hang Chú là lớn nhất, năm 2019 là 112,30 ha, xã Háng Đồng có diện tích nhỏ nhất là 32,60 ha. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017-2019 ở xã Hang Chú đạt 103,66%, xã Làng Chếu đạt 116,42 ha, xã Háng Đồng là 123,71%. Hiện nay, thảo quả đang là một trong những loại cây được đông đảo người dân vùng núi phía Bắc chọn trồng bởi thảo

quả là một trong những loại cây dễ trồng và không phải tốn nhiều thời gian và công chăm sóc. Đây là loại cây trồng có giá trị sử dụng và kinh tế cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Bảng 4.3. Diện tích trồng cây thảo quả chia theo các xã trên địa bàn huyện Bắc Yên

STT Nội dung 2017 2018 2019 2018/2017 (%) 2019/ 2018 (%) Tốc độ phát triển bình quân (%) 1 Hang Chú 104,50 107,10 112,30 102,49 104,86 103,66 2 Tà Xùa 51,30 58,80 62,50 114,62 106,29 110,38 3 Làng Chếu 82,10 98,40 111,27 119,85 113,08 116,42 4 Xím Vàng 47,90 57,80 61,23 120,67 105,93 113,06 5 Háng Đồng 21,30 26,80 32,60 125,82 121,64 123,71 Tổng 307,10 348,90 379,90 113,61 108,89 111,22 Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2019c) Đây là lý do cho thấy số hộ tham gia trồng thảo quả trên địa bàn huyện Bắc Yên ngày càng gia tăng làm cho diện tích thảo quả bình quân/hộ ngày càng tăng. Điều này đặc biệt cho thấy một thực tế rằng dù đã được gây trồng và phát triển sản xuất trên địa bàn khá lâu nhưng đến hiện tại thảo quả vẫn có giá trị kinh tế rất cao bởi đây là cây có đặc tính vùng miền và mang tính thời vụ cao, do đó sản lượng sản xuất ra không cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Đây chính là yếu tố tác động thu hút các hộ tham gia phát triển sản xuất thảo quả trên địa bàn Huyện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w