Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây thảo quả ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ấm và là một trong những nơi phân bố tự nhiên của thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi thảo quả là cây “truyền thống” theo tài liệu của Pháp, thì công trình đầu tiên đề cập đến thảo quả là công trình nghiên cứu về thực vật Đông Dương của Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương”. Tác giả đó thống kê được toàn Đông Dương có hơn 7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà thảo quả là một trong những loài cây có giá trị cao (Nguyễn Tập, 2005).
Năm 1999, khi nghiên cứu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi đã cho rằng thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm 1890. Trong hạt thảo quả có khoảng 1 - 1,5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột (Nguyễn Tập, 2005).
Đây là một công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của cây thảo quả ở nước ta. Tuy nội dung nghiên cứu về cây thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng trong việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta. Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta có đề cập tới thảo quả. Do thảo quả là cây “truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn (Nguyễn Tập, 2005).
Năm 1982, Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kĩ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng (Đoàn Thị Nhu, 2002).
Năm 1994, nhận thức được tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng núi từ nghề rừng tỉnh Lào Cai đã xác định thảo quả là loài cây giá trị cao cần được phát triển. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Lào Cai đã phối hợp với các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng, thu hái và chế biến bảo quả thảo quả trong nhân dân. Sau gần 2 năm điều tra thu thập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bản hướng dẫn kĩ thuật tạm thời gây trồng thảo quả ra đời. Nội dung bản hướng dẫn là: xác định tên khoa học loài thảo quả phân bố trong địa phương, mô tả một đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kĩ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái. Đây là bản hướng dẫn kĩ thuật về gây trồng và thu hái thảo quả nước ta. Do chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân và kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho nên các biện pháp kĩ thuật như chọn vùng trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng,... còn chưa cụ thể, vẫn mang tính chất định tính. Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp, thời vụ trồng, mật độ trồng,... để nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình trồng thảo quả còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm còn thấp và chưa đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kĩ thuật này chỉ là tạm thời cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện (Trần Công Khánh, 2010).
Trong công trình đó “Đa dạng sinh học có mạch vùng núi cao Sapa”, các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thị Thời (1998) đã phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương. Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh của khu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập như củ Hoàng liên, thảo quả, Cỏ xước,… trong đó cần đặc biệt chú trọng phát triển cây thảo quả. Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái hoặc sinh thái, để phát triền tiềm năng công dụng của thảo quả trong lĩnh vực y dược, một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học như: công trình về thành phần hóa học của thảo quả, công trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của thảo quả đối với người dân cũng như địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của thảo quả tại một số địa phương ở nước ta. Công trình này đã vẽ lên một bức tranh khái quát về hiện trạng và xu hướng phát triển cây thảo quả ở nước ta. Đồng thời cho thấy tiềm năng về thảo quả ở nước ta rất lớn nhưng trong quá trình phát triển và mở rộng gây trồng thảo quả cho năng xuất cao còn gặp một số khó khăn. Khó khăn lớn nhất là về lĩnh vực kĩ thuật như khi phát triển mở rộng cần phải trả lời một số câu hỏi: Thảo quả được trồng ở đâu
và như thế nào cho năng suất chất lượng cao và không ảnh hưởng đến bảo tồn rừng (Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thị Thời, 1998).
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu kĩ thuật gây trồng cây đặc sản dưới tán rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu “Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng”. Nội dung tài liệu đã nêu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thảo quả dưới tán rừng.
Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày những thông tin về thảo quả như “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam (1999) của tác giả Lê Trần Chấn; Năm 1990, khi nghiên cứu về giá trị của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân ở Sapa, Nguyễn Tập đã kết luận: nhờ trồng thảo quả mà hầu hết các gia đình ở thôn Seo Mi Tỷ, xã Tản Van, Sapa, Lào Cai đã trở nên giàu có. Trước đây, nếu trồng lúa nương mỗi gia đình chỉ thu khoảng 1 tấn lúa/năm, giá trị khoảng 2 triệu đồng. Nay chuyển sang trồng thảo quả, mỗi gia đình hằng năm thu bình quân 2-3 tạ quả, tương đương với giá trị 20-40 triệu đồng gấp 10 - 20 lần giá trị của trồng lúa trước đây (Lê Trần Chấn, 2009).
Nhìn chung những nghiên cứu về thảo quả đã cho thấy đây là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cần được phát triển như một yếu tố góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về thảo quả chủ yếu thông qua điều tra nhanh và mang tính chất của những tổng kết kinh nghiệm là chính. Những đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố,... chủ yếu phát hiện ở mức định tính. Vì vậy, các hướng dẫn kĩ thuật thường có tính chất gợi ý, không cụ thể, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện nay (Vũ Văn Hùng, 2014).
2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây thảo quả ở huyện Tam Đường, tỉnh Sơn La
Năm 1999, một lần đi thăm bà con ở huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thấy những hộ dân ở đây trồng thảo quả mang lại giá trị kinh tế cao, là người nhanh nhạy, ông Tăng nhận ra rằng: Cây này có thể phù hợp trồng ở những khu rừng của bản mình. Từ suy nghĩ đó, ông đã xin một ít thảo quả về làm giống. Năm đầu tiên, gia đình ông trồng được 300 cây, nhưng do thiếu kinh nghiệm trồng và chăm sóc lên tỷ lệ cây sống chỉ đạt khoảng 40% (Hoản Thanh, 2015).
thêm kinh nghiệm trồng thảo quả qua các lớp tập huấn, sách, báo, ti vi... Do vậy, tỷ lệ cây sống ngày càng cao. Sau 3 năm số lượng cây thảo quả đã tăng lên 1.000 cây, đến nay gia đình ông đã trồng được trên 7.000 cây thảo quả (khoảng 7 ha) (Hoản Thanh, 2015).
Sau 6 năm trồng, chăm sóc, lứa quả đầu tiên, gia đình ông chỉ thu được 3 tạ quả, nhưng những năm sau đó, sản lượng này một tăng dần, năm 2007 gia đình ông đã thu hoạch được 3 tấn thảo quả khô, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng. Năm 2014, gia đình thu được 3,6 tấn thảo quả khô, với giá bán là 150.000 đồng/kg, gia đình ông thu về trên 500 triệu đồng (Hoản Thanh, 2015).
Theo ông Tăng, trồng thảo quả cũng không mất nhiều công chăm sóc, năm đầu thì phải phát cỏ 3 - 4 lần, những năm sau chỉ cần phát dọn cỏ 2 lần xung quanh gốc để không cho chuột phá hoại. Cũng theo ông, trồng thảo quả có nhiều lợi ích: Vừa giữ được rừng, giữ được nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn lãi thu được từ trồng thảo quả, gia đình ông Tăng đã vươn lên trở thành hộ giàu của bản và có điều kiện xây dựng nhà cửa, mua máy bừa, máy tuốt để phục vụ cho sản xuất, mở rộng chuồng trại chăn nuôi, đào ao thả cá và sắm sửa đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho gia đình (Hoản Thanh, 2015).
Không chỉ là người đầu tiên mang giống thảo quả về trồng thử nghiệm và đã khẳng định được hiệu quả kinh tế tại vùng đất khó này mà ông Tăng còn tích cực vận động, hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp nguồn giống cho nhiều hộ gia đình trong bản. Nhiều gia đình trong bản đã xóa được đói, nghèo và làm giàu chính đáng nhờ vào việc đầu tư trồng thảo quả (Hoản Thanh, 2015).
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây thảo quả ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Khoảng chục năm trở lại đây, thảo quả đã và đang trở thành loại cây trồng chính tại nhiều địa phương ở Phong Thổ. Với sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp, cây thảo quả đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng trăm gia đình đồng bào dân tộc thiểu số... (Thế Dũng, 2018).
Nằm cách trung tâm huyện hơn 40 km, Dào San là một trong những xã có diện tích thảo quả tương đối lớn ở huyện Phong Thổ. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng và diện tích rừng bao phủ lớn, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả, Dào San có nhiều thuận lợi để phát triển loại cây thảo dược có giá trị kinh tế này. Hiện toàn xã đang có khoảng gần 200 ha trồng
thảo quả; trong đó diện tích đã cho thu hoạch là hơn 130 ha. Người dân xã Dào San năm nay cũng được mùa thảo quả. Hiện, nhiều hộ hoàn tất việc thu thảo quả tươi, đang tiến hành sấy khô. Một số người dân vận chuyển thảo quả ra bán ở cửa khẩu Ma Lù Thàng, một số hộ bán cho lái buôn tại xã. Những năm trước, bà con tự ý thu hoạch, bán, sấy không có sự thống nhất nên khó quản lý địa bàn, hay xảy ra trộm cắp thảo quả. Theo ông Phàn A Long, Chủ tịch UBND xã Dào San, rút kinh nghiệm các năm trước, năm nay xã Dào San đã ký cam kết với các Pa Vây Sử và Tung Qua Lìn. Theo đó, từ 1/9 âm lịch trở đi người dân 3 địa phương mới được thu, bán thảo quả. Đây cũng là biện pháp để bà con tập trung thu hoạch lúa mùa, thảo quả được chín già, chất lượng thảo quả tốt hơn, không bị hao khi sấy. Nhờ đó, đã giúp bảo đảm bảo tình hình an ninh trật tự vùng biên và tránh bị tư thương ép giá đối với người trồng thảo quả (Thế Dũng, 2018).
Tìm hiểu được biết, cùng với xã Dào San, cây thảo quả đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương khác ở huyện Phong Thổ. Tính đến cuối năm 2018, toàn huyện đã có 1.073 ha cây thảo quả với hơn 913 ha thảo quả cho thu hoạch. thảo quả là cây dược liệu có đặc tính thích nghi dưới tán rừng, có tầng thảm mục và độ ẩm cao. Nhờ thị trường tiêu thụ lớn, được các thương nhân Trung Quốc thu mua với số lượng lớn nên thảo quả đã được chọn làm cây mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều xã tại Phong Thổ. Anh Sùng A Lang ở bản Dền Sung, xã Sin Suối Hồ cho biết: Gia đình tôi có gần 6 ha thảo quả, đợt vừa rồi tôi xuất bán được hơn 4 tạ thảo quả khô, thu về hơn 50 triệu đồng. Tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích thảo quả xen lẫn với rừng trồng của gia đình (Thế Dũng, 2018).
Theo chia sẻ của nhiều người trồng thảo quả ở huyện Phong Thổ, do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại, mưa tuyết và nắng nóng kéo dài nên năm nay diện tích thảo quả ở các địa phương giảm mạnh. Trước tình hình đó, UBND huyện Phong Thổ đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, trực tiếp là ngành nông nghiệp tăng cường cử cán bộ hướng dẫn bà con cách thức trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây thảo quả. Mặt khác, do thảo quả chín theo đợt nên để thu hoạch có hiệu quả phải thường xuyên kiểm tra quả để thu hái nhiều lần trong một vụ và thu hái phải đúng thời điểm, thời kỳ lúc đó mới đảm bảo chất lượng, đưa ra thị trường giá trị kinh tế mới đạt cao. Theo đó, ngành nông nghiệp huyện Phong Thổ đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch thảo quả để đảm bảo chất lượng, tránh không để ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mẹ
(Thế Dũng, 2018).
Thực tế cho thấy, thảo quả đang được coi là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương ở huyện Phong Thổ. Nhờ trồng thảo quả, cuộc sống của bà con thay đổi khá nhiều. Giá trị bình quân của cây thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên trong năm đầu tiên sẽ cho thu nhập khoảng từ 20 - 30 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo năng suất sẽ đạt cao hơn. Chăm sóc thảo quả tuy không phức tạp nhưng phải tuân theo quy trình, bởi thảo quả ưa sống dưới tán rừng. So với nhiều cây trồng khác, thảo quả có nhiều ưu điểm, lợi thế bởi trồng một năm thu hoạch nhiều năm, ít phải đầu tư kinh phí lại có khả năng sinh trưởng, đẻ nhánh tốt. Thông qua việc hưởng lợi từ cây thảo quả cũng giúp người dân càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng (Thế Dũng, 2018).
Tuy nhiên, có một khó khăn đang đặt ra đối với việc phát triển cây thảo quả tại Phong Thổ đó là việc bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ví dụ như vụ thảo quả năm nay người dân được mùa song giá thu mua hiện đang thấp hơn nhiều so với năm 2017. Việc mua, bán thảo quả phụ thuộc vào tư thương và chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc nên việc giá thu mua thảo quả thấp đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng thảo quả. Nếu như năm ngoái giá bán 400 nghìn đồng/kg thảo quả khô thì năm nay giá thu mua đang ở mức trên dưới 200 nghìn đồng/kg. Trước thực trạng đó, mong muốn chung của nông dân huyện Phong Thổ đó là huyện, tỉnh có cơ chế chính sách bao tiêu đầu ra cho sản phẩm thảo quả để bà con yên tâm gắn bó với loại cây dược liệu này (Thế Dũng, 2018).
Theo đánh giá, phát triển trồng cây thảo quả không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có vai trò tích cực trong việc góp phần giữ gìn nguồn tài nguyên rừng; là hướng phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện sẵn có của huyện biên giới Phong Thổ. Trước mắt, để phát triển cây thảo quả thực sự là