Tình hình nghiên cứu cây thảo quả trên thế giới

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 38 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thảo quả trên thế giới

Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao đó được con người biết đến từ lâu. Ở Trung Quốc, thảo quả được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm năm. Nhưng những nghiên cứu về thảo quả còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỉ 19. Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đó xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn sách đó đề cập đến cây thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau:

- Phân loại thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire), tên họ (Zingiberaceae).

- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc.

- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai.

- Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.

- Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản.

- Công dụng: làm thuốc trị bệnh đường ruột, bệnh hàn (Vũ Văn Hùng, 2014).

Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho nhiều loài cây dược liệu nên cây thảo quả được viết ngắn ngọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta. Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây thảo quả (Vũ Văn Hùng, 2014).

Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và bảo quản nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về thảo quả. Năm 1992, Jenne.H. de Beer - một chuyên gia lâm

sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi và bảo tồn tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của thảo quả (Vũ Văn Hùng, 2014).

Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc, một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên khoa học; một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản; công dụng và thành phần hóa học của thảo quả (Vũ Văn Hùng, 2014).

Năm 1999, trong cuốn ”Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L. S. De Padua, N. Bunyaparaphatsara & P. H. M. J Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum, trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế giới (Vũ Văn Hùng, 2014).

Nhìn chung, nội dung có liên quan đến thảo quả trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như biện pháp kỹ thuật gây tròng và phát triển thảo quả. Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc điểm phân loại của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế giới (Vũ Văn Hùng, 2014).

Thảo quả là cây LSNG có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao được con người biết đến từ lâu. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thảo quả nhưng sử dụng 2 loại thảo quả xanh và thảo quả đỏ trong ẩm thực và dược liệu là chính.Cây được trồng nhiều ở một số tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Quảng

Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông và một số nước như Ấn Độ, Nepal, Việt Nam, Guatemala và một số nơi trên thế giới (Vũ Văn Hùng, 2014).

- Về sản suất: Qua hình 2.2 phản ánh về sản lượng thảo quả trên thế giới ta dễ thấy được sản lượng thảo quả qua các năm có xu hướng biến động không đồng đều nhưng nhìn chung sản lượng có xu hướng tăng. Nếu tổng sản lượng thảo quả trên thế giới vào năm 2000 là 68.000 tấn thì đến năm 2013 sản lượng này tăng lên 94.300 tấn và 95.200 tấn vào năm 2014, cao hơn năm 2000 là 27.200 tấn. Như vậy nếu nhìn nhận theo xu hướng gia tăng sản lượng thảo quả trên thế giới thì ta thấy được nhu cầu sử dụng cho loại hàng hóa này đang có xu hướng gia tăng (Vũ Văn Hùng, 2014).

Trong phát triển sản xuất thảo quả trên thế giới thảo quả xanh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Guatelama, các nước Trung Đông,.... Đối với phát triển sản xuất thảo quả đen thì chủ yếu được trồng nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nepal và một số nước khác ở Đông Nam Á nhưng số lượng không nhiều. Trên thế giới các nước phát triển sản xuất thảo quả nhiều nhất là Guatelama, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Nepal với hơn ½ tổng sản lượng thảo Quả trên thế giới (62,9%) (Vũ Văn Hùng, 2014).

Trong một nghiên cứu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc về tình hình sản xuất và phân phối thảo quả trên thế giới cho thấy châu Á có tỷ lệ phát triển sản xuất thảo quả nhiều nhất thế giới với tỷ lệ 62,9% tức là chiếm 59.880 tấn trong tổng số 95.200 tấn thảo quả của năm 2014. Nước có tỷ lệ phát triển sản xuất thảo quả nhỏ nhất là châu Úc với 0,1% sản lượng thảo quả của thế giới.

- Về tiêu thụ thảo quả: Trên thế giới hiện nay việc thị trường tiêu thụ thảo quả còn nhiều hạn chế, ít quốc gia biết đến và sử dụng. Thảo quả trên thị trường hiện nay chủ yếu được thu mua để làm dược liệu và gia vị (Vũ Văn Hùng, 2014).

Hình 2.2. Sản lượng thảo quả trên thế giới giai đoạn từ năm 2000 - 2014

Nguồn: Vũ Văn Hùng (2014) Trong hai loại thảo quả, thảo quả xanh được sử dụng phổ biến ở Trung Đông để pha cà-phê, thức uống biểu trưng cho lòng hiếu khách trong văn hóa Ả Rập. Thảo quả xanh cũng được dùng như một loại gia vị ở Ấn Độ, Sri Lanka và các nước Ả Rập. Thảo quả xanh cũng được sử dụng như một vị thuốc, nhưng công dụng này của thảo quả xanh ít thông dụng hơn so với thảo quả đen. Các công dụng khác của thảo quả xanh bao gồm: sản xuất nước hoa và các hương liệu khác cũng như nước súc miệng. Mặc dù rất nhiều nơi trên thế giới (như Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Châu Phi và Trung Đông) sử dụng thảo quả đen trong công nghệ thực phẩm, chế biến thức ăn, nhưng thảo quả đen lại được tiêu thụ nhiều nhất ở khu vực châu Á. Ở châu Á, thảo quả đen không chỉ được sử dụng trong chế biến thức ăn mà còn được dùng như một vị thuốc cổ truyền. Có lẽ châu Á chính là nơi duy nhất mà thảo quả đen còn được sử dụng vào mục đích khác ngoài chế biến thực phẩm. Do là cây LSNG mang tính vùng miền cho mang lợi thế so sánh cao, giá trị sử dụng và nguồn cung hạn chế làm cho nhu cầu tiêu thụ thảo quả ngày càng tăng (Vũ Văn Hùng, 2014).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w