Tăng kết quả, hiệu quả trong phát triển sản xuất cây thảo quả

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây thảo quả trên địa bàn huyện Bắc

4.1.5. Tăng kết quả, hiệu quả trong phát triển sản xuất cây thảo quả

* Hiệu quả kinh tế

Từ năm 2017 - 2019 năng suất, sản lượng thảo quả đều tăng theo hàng năm: Qua kết quả khảo sát đánh giá của phòng Nông nghiệp huyện Bắc Yên cho thấy, sản lượng thảo quả ở hầu hết các thôn của các xã còn thấp so với sản lượng bình quân của các huyện trong tỉnh (90 kg khô/ha; thậm chí có những nơi thảo quả chỉ đạt 50kg khô/ha). Năm 2019 trở lại đây năng suất thảo quả của các xã tăng nhanh từ 100 - 160 kg quả khô/ha cá biệt có hộ trên 200kg/ha. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng thấp theo nhận định của các chuyên gia về thảo quả cho biết là do nông dân con thiếu kiến thức và kỹ thuật canh tác hiệu quả và bền vững, lối canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh và theo kinh nghiệm truyền thống. Bên cạnh đó, hầu hết giống thảo quả hiện tại ở Bắc Yên không có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất không theo quy trình kỹ thuật hiệu quả. Trong khi đó, đã có những nghiên cứu về sản xuất giống thảo quả ở các nơi khác chỉ ra rằng giống tốt và biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý có thể giúp thảo quả đạt năng suất cao hơn từ 20 - 30% so với hiện tại.

Bảng 4.9. Kết quả sản xuất cây thảo quả

ĐVT: BQ/ha/năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Số tiền

1 Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 20.591,48

2 Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 3.217,83

3 Công lao động (V) Công 3.638,19

4 Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 17.373,65

5 Tổng chi phí (TC) 1000 đ 7.228,62

6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 13.362,86

Nguồn: Số lượng điều tra (2020) Từ bảng 4.9 cho thấy, trung bình 1 ha cây thảo quả, người dân trên địa bàn huyện Bắc Yên thu được trên 13 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, biện pháp thu hoạch không hợp lý vì nông dân thường thu hoạch thảo quả khi nó chưa đạt được độ chín thành thục.Việc thu hoạch thảo quả sớm làm cho nông dân mất đi khoảng 20% sản lượng/vụ. Thêm nữa, thảo quả thu hoạch non sẽ cho chất lượng sấy thấp (quả bị óp, mầu sắc không đẹp và không bảo quả được lâu), điều này cũng làm cho nông dân mất đi khoảng 10% thu nhập từ giá bán thảo quả (ước tính hàng năm có khoảng 30% lượng thảo quả khô tại tỉnh là thảo quả thu hoạch non).

Nguyên nhân chính của việc này là do nông dân sợ bị mất trộm sản phẩm (nếu thu hoạch đúng thời điểm, tuy sản phẩm cho chất lượng tốt nhưng sản lượng se thấp do bị mất cắp sản phẩm). Theo các chuyên gia chế biến thảo quả, biện pháp thu hoạch tốt có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất sản phẩm cuối cùng chất lượng cao.

Công nghệ sấy và kỹ năng sấy thảo quả hiện tại chưa hiệu quả và không bền vững do nông dân còn sử dụng nhiều củi khai thác từ rừng tự nhiên trong quá trình sấy và thời gian sấy vẫn còn dài. Công nghệ và kỹ năng sấy không hiệu quả cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý bảo vệ rừng trong vùng thảo quả cũng như làm giảm giá bán sản phẩm do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được tiêu chí của tư thương.

* Hiệu quả xã hội

Tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân sống ở rừng: Do đặc thù văn hóa, điều kiện dân trí mà hiện tượng khá phổ biến tại vùng cao là người dân chủ yếu khai thác rừng theo cách tự nhiên. Hiện toàn huyện có khoảng 2/3 dân số sống tại vùng cao, số người sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lâm nghiệp, lâm sản cũng rất nhiều. Điều không thể phủ nhận là đã có hàng trăm hộ nông dân làm kinh tế giỏi và là hộ giàu tại khu vực nông thôn, vùng cao trên địa bàn hiện nay đều có yếu tố lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Không ít gia đình đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng thảo quả trong rừng nguyên sinh. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác. Có 20 hộ nghèo và cận nghèo sau khi tham gia trồng thảo quả đã thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng thảo quả; Trong 3 năm trở lại đây số hộ tham gia trồng thảo quả, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên trên 40 hộ với diện tích trên 25 ha.

Khả năng chế biến thảo quả của các hộ cũng được nâng lên nhờ được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn do dự án Tây Ban Nha hỗ trợ; Thị trường tiêu thụ: các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào Hội thảo quả trong chuỗi giá trị thảo quả của tỉnh Sơn La, không bị tư thương ép giá; Huyện đã có nhiều chính sách mở, thu hút các chương trình dự án, các tổ chức Chính Phủ và Phi Chính phủ cụ thể như CT135, Nghị Quyết 30a, dự án của tổ chức Tây Ban Nha, dự án hỗ trợ

ngành NN&PTNT Danida.

Tuy nhiên, toàn bộ diện tích trồng cây thảo quả đều ở trong rừng nên để tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, người dân phải dựng lều, lán nghỉ lại trong rừng. Các hộ thường ở lại trong rừng khoảng 7 - 10 ngày để chăm sóc thảo quả. Cùng với đó, do thảo quả tươi khá nặng nên để tiết kiệm sức, người dân thường sấy khô, sau đó mới vận chuyển về nhà. Được biết, cứ 10 kg thảo quả tươi sau khi sấy được 2 kg thảo quả khô. Quá trình sấy mất khoảng 3 ngày, 3 đêm liên tục. Để sấy được thảo quả không thể tránh khỏi việc người dân chặt hạ cây rừng để làm củi. Đặc biệt, khi người dân ở lại trong rừng để canh tác thảo quả sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến rừng như săn bắt động vật làm thức ăn, sử dụng lửa gây cháy rừng…

* Hiệu quả môi trường

Độ che phủ của rừng được coi là an ninh về môi trường. Qua điều tra tại địa phương lãnh đạo huyện cho biết trước khi triển khai trồng theo quy hoạch toàn huyện chỉ có khoảng 13 ha chủ yếu là do người dân tự trồng, phân tán nhỏ lẻ, sau 3 năm thực hiện sự chỉ đạo của huyện, xã và nhờ làm tốt công tác khuyến nông toàn huyện đã trồng khoảng 379,9 ha. Nâng độ che phủ của rừng lên đáng kể.

Tuy nhiên, đây chỉ là những lợi ích trước mắt, để lại hậu quả trong sự phát triển bền vững của những khu rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Hậu quả của cách làm này đã rõ ràng, hệ sinh thái của các cánh rừng tự nhiên bị xáo trộn và mất cân bằng. Thảo quả khiến một thế hệ cây tái sinh biến mất. Nguy hại hơn là việc chặt hạ những cây rừng cỡ nhỏ và vừa trong diện tích thảo quả sẽ mất đi tính thay thế, tán sinh tự nhiên của các cánh rừng tự nhiên đặc dụng. Người dân thường sấy khô rồi mới gùi ra khỏi rừng bán. Phát triển thảo quả còn dẫn đến nguy cơ cháy rừng, đặc biệt trong mùa khô xuất phát từ việc sấy thảo quả và bất cẩn trong các sinh hoạt của con người. Nếu xảy ra cháy rừng thì rất khó ngăn chặn, dập tắt vì các nương thảo quả thường nằm sâu trong rừng già, xa khu dân cư.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂYTHẢO QUẢ THẢO QUẢ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY THẢO QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w