Chi phí đào tạo nhân lực giai đoạn 2012 – 2014

Một phần của tài liệu Phân tích và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại điện lực thành phố vinh (Trang 71 - 72)

Tiêu chí 2012 2013 2014 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Trích từ lợi nhuận

hàng năm của đơn vị 49 66 60 72 68 79

Quỹ đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực 16,5 22 15,8 19 10,3 12 Kinh phí hỗ trợ từ

điện lực Nghệ An 9,5 12 7,2 9 7,7 9

Tổng số 75 100 83 100 86 100

Nguồn: Điện lực thành phố Vinh.

Tốc độ tăng trƣởng cho phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo tại điện lực Vinh tăng khá nhanh. Năm 2012, chi phí này là 75 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 83 triệu đồng (tăng 10,6% so với năm 2012). Năm 2014, chi phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo tại công ty tiếp tục tăng lên mức 86 triệu đồng (tăng 3,6% so với năm 2013). Điều đặc biệt trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại Điện lực TP Vinh là đơn vị đầu tƣ hoàn toàn chi phí cho nhân viên tham gia các hình thức đào tạo, tạo điều kiện để thúc đẩy nhân viên nâng cao trình độ, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

Cơ cấu chi phí cho hoạt động đào tạo: Chi phí cho hoạt động đào tạo tại Điện lực thành phố Vinh nguồn chủ yếu đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm từ hoạt động kinh doanh. Năm 2012, trong tổng 75 triệu đồng tổng chi phí đào tạo thì chi phí trích từ lợi nhuận của đơn vị chiếm đến 66%, tƣơng đƣơng với 49 triệu đồng. Năm 2013, trong tổng 83 triệu đồng tổng chi phí đào tạo thì chi phí trích từ lợi nhuận là 60 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 72%. Năm 2014, giá trị chi phí từ nguồn này tăng lên 68 triệu đồng, tiếp tục duy trì mức cao, với 79% tổng chi phí.

Ngoài chi phí trích từ lợi nhuận hàng năm của đơn vị thì chi phí trích từ quỹ đào tạo và phát triển nhân lực và từ nguồn hỗ trợ của Công ty Điện lực Nghệ An cũng đóng góp một phần cho việc nâng cao công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị, nhƣng những năm gần đây các nguồn này tỷ lệ chƣa cao.

Ngoài ra, để đáp ứng sự phát triển của đơn vị, ban lãnh đạo cũng yêu cầu mỗi nhân viên trong tất cả các phòng, ban, bộ phận phải tự nâng cao trình độ của chính mình, cập nhập hóa những thông tin cần thiết, tự đào tạo trong quá trình công tác để bổ sung thêm kiến thức.

d. Đánh giá kết quả đào tạo.

Cuối mỗi khóa đào tạo, bộ phận hành chính của đơn vị phối hợp với các phòng, ban và bộ phận khác trong đơn vị đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Các tiêu chí dùng để đánh giá kết quả đào tạo là:

- Đối với các loại hình đào tạo là tham gia các trƣờng chính quy thì đánh giá căn cứ vào xếp loại văn bằng mà nhân viên nhận đƣợc sau khóa đào tạo.

- Đối với các khóa bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hay tham gia các buổi thảo luận, hội thảo: Đánh giá thông qua chứng chỉ khóa học (nếu có), hoặc đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ của nhân viên sau mỗi khóa học. Thực chất việc đánh giá học viên thông qua trình độ nghiệp vụ sau mỗi khóa học còn mang tính chất mơ hồ và thiếu cụ thể. Hoạt động này tại các bộ phận diễn ra thƣờng thiếu tính khách quan, gần nhƣ tất cả những đối tƣợng tham gia các khóa học này đều đƣợc lãnh đạo các bộ phận quản lý trực tiếp trong đơn vị đánh giá và nhận xét tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại điện lực thành phố vinh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)