Thực trạng huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề

lao động nông thôn tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang

Đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ninh Giang trong những năm gần đây chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các DN. Đa số các DN tự tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho

mình. Chính vì vậy mối quan hệ giữa Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang với DN rất mờ nhạt, chủ yếu là quan hệ xã hội thông thường ít có sự hợp tác, liên kết hỗ trợ lẫn nhau.

2.3.1. Huy động tài lực

Nguồn kinh phí chi đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí huy động từ DN nhưng rất hạn chế.

Bảng 2.2. Tổng kinh phí chi hoạt động đào tạo nghề cho lao động

nông thôn của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Ước 2016 Tổng kinh phí (nghìn đồng) 8.621.923 4.027.341 607.750 3.626.461 1.596.000 990.250 1. Ngân sách nhà nước cấp 8.468.923 3.922.341 519.750 3.541.461 1.541.000 975.250 Tỷ lệ % 98.2 97.4 85.5 97.7 96.6 98.5 2. Huy động DN (nghìn đồng) 153.000 105.000 88.000 85.000 55.000 15.000 Tỷ lệ % 1.8 2.6 14.5 2.3 3.4 1.5

Qua bảng 2.2 cho thấy chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài lực của DN vẫn rất hạn chế và có xu hướng giảm dần theo các năm.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tài lực của DN

TT Nội dung Mức độ đồng ý ( %) (5 là rất tán thành, 1 rất không tán thành) 5 4 3 2 1 1

Huy động nguồn tài lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

45 20 10 15 10

2 Trung tâm đã khai thác và sử dụng có

hiệu quả nguồn tài lực DN 25 20 5 30 20 Theo kết quả khảo sát, đa số các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ kỹ thuật đều đồng thuận về chủ trương huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng lao động nông thôn. Tuy nhiên có tới 50% ý kiến cho rằng Trung tâm chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của DN. Từ đó, cho thấy Ban lãnh đạo, CBGV Trung tâm cần chú trọng tăng cường hơn nữa trong việc huy động nguồn tài lực DN để phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó.

2.3.2. Huy động vật lực

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi đề án 1956 được đưa vào triển khai Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối lớn, tổng kinh phí đầu tư lên tới 14.784.097.000 đồng.

Về cơ bản các điều kiện về cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc, phôi liệu đủ để học sinh luyện tập theo chương trình đào tạo và đã đáp ứng được nhiệm vụ DHTH. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho HS tự luyện tập để nâng cao tay nghề và có thể làm được việc ngay khi ra trường không bị bỡ ngỡ thì điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế. Máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học ở các nghề không đồng bộ, có những nghề thiết bị dạy học rất hiện đại nhưng có những nghề thiết bị dạy học lại lạc hậu, quá cũ. Sự thiếu thốn về nguyên vật liệu cũng thể hiện khá rõ ở việc: hầu như học viên phải sử dụng nguyên vật liệu của các khoá trước để luyện tập, hoặc có những thời điểm nguyên vật liệu không đủ để HS luyện tập kỹ năng nghề cơ bản chứ chưa nói đến luyện tập nâng cao, v.v... Nguyên nhân trên làm hạn chế chất lượng học tập thực hành của HS. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy nghề thì việc huy động nguồn vật lực của DN là rất cần thiết.

Hình 2.1: Ý kiến về việc huy động nguồn vật lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc huy động nguồn vật lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang rất hạn chế. Sự đóng góp tài sản cho Trung tâm hầu như không có. Chủ yếu là DN hỗ trợ vật tư thực hành; cho mượn cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hoặc tạo môi trường thực hành cho học viên.

2.3.3. Huy động nhân lực

Do chỉ tiêu biên chế của Trung tâm rất ít, 12 biên chế. Trong đó: Quản lý và hành chính: 04 người; giáo viên: 08 người. Đội ngũ giáo viên vừa tham gia dạy hướng nghiệp nghề vừa phải tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác nên không đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo của Trung tâm. Chính vì vậy, Trung tâm đã chú trọng tới việc khai thác đội ngũ giáo viên thỉnh giảng. Lúc đầu, nguồn giáo viên thỉnh giảng chủ yếu là những giáo viên đã về hưu hoặc giáo viên của các của các Trung tâm bạn.

Để đảm bảo mục tiêu việc làm của đê án, điều kiện mở lớp phải có cam kết 3 bên: cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người học nghề. Trong quá trình thực hiện liên kết với DN Trung tâm đã nhận thấy đội ngũ giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng có kiến thức lý thuyết, nghiệp vụ sư phạm tốt nhưng kỹ năng làm việc thực tế kém. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong các DN lại có kỹ năng thực hành thực tế rất tốt, có thể bổ sung những yếu kém mà các giáo viên chưa có. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Trung tâm đã dần chú trọng đến đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong các DN.

Trung tâm chủ yếu mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các DN, các chuyên gia trong các lĩnh vực nghề liên quan đến tập huấn và đảm nhiệm dạy phần thực hành. Ngoài ra đối với các nghề phi nông nghiệp, Trung tâm đặc biệt chú trọng hình thức cho học viên thực hành thực tế tại DN, được trực tiếp chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của DN đó hướng dẫn.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đơn vị tính: %

Đội ngũ tham gia 2011 2012 2013 2014 2015

Giáo viên cơ hữu 25 23 26 29 30

Giáo viên ngoài trung tâm 55 50 44 32 20 Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật

tham gia giảng dạy 20 27 30 39 50

Qua bảng 2.4, cho thấy đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của DN đã ngày càng được chú trọng hơn tỷ lệ tăng dần năm 2011 là 20%, năm 2015 đã tăng lên 50%, đội ngũ giáo viên ngoài Trung tâm giảm dần.

2.3.4. Huy động nguồn lực thông tin

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tin lực của DN và công tác quản lý, sử dụng nguồn tin lực huy động được

TT Nội dung

Mức độ đồng ý (%) (5 là rất tán thành, 1 rất

không tán thành) 5 4 3 2 1

1

Huy động nguồn tin lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

10 22 10 48 10

2

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn

tin lực DN 10 15 7 55 13

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy việc thực hiện huy động nguồn tin lực vào đào tạo nghề và công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực thông tin huy động được từ DN được đánh giá rất thấp chỉ 25% và 32%. Điều này cho thấy Trung tâm chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tin lực DN. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ít học viên sau đào tạo không đáp ứng yêu cầu công việc của DN, không tìm được việc làm hoặc phải làm trái nghề.

2.4. Thực trạng quản lý huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho LĐNT ở Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang

2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch

Lập kế hoạch là yếu tố cần thực hiện cho quá trình huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang. Tuy nhiên, thực tiễn huy động nguồn lực DN với Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang trong đào tạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 được tiến hành chưa thực sự chủ động, chưa thực hiện một cách có ý thức và đầy đủ các biện pháp quản lý.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm

KT TH HN - DN Ninh Giang TT Kế hoạch huy động Mức độ thực hiện ( % ) Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên

1 Kế hoạch huy động dài hạn 0 10 90

2 Kế hoạch huy động trung hạn 10 20 70

3 Kế hoạch huy động ngắn hạn 30 60 10

Qua bảng 2.5 thấy rõ hơn về công tác lập kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang kế hoạch huy động trung hạn và dài hạn hầu như không được chú trọng, chủ yếu là kế hoạch huy động ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là kế hoạch quý và kế hoạch tháng, hay cụ thể là kế hoạch của từng lớp học. Dựa vào chỉ tiêu cụ thể của từng lớp học, từng đối tượng học, yêu cầu của đối tác liên kết đào tạo (DN ).... Trung tâm mới xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo cụ thể của lớp học đó.

Như vậy có thể thấy Ban lãnh đạo, cán bộ giáo viên TT chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang chưa được chú trọng. Việc tổ chức thực hiện mới chỉ mang tính hình thức trên hồ sơ, trên thực tế thực hiện thì hoàn toàn tự phát, không theo kế hoạch đã đề ra. Khảo sát lấy ý kiến , 80 % phiếu cho rằng việc tổ chức thực hiện không theo đúng kế hoạch, tiến trình đã xây dựng, chỉ có 10% cho rằng đúng và rất đúng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác huy động nguồn lực DN ở Trung tâm không cao.

Hình 2.2: Kết quả việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo

Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang giảm dần cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.7: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 và ước thực hiện 2016

Đơn vị tính: Người

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Ước 2016

Số lượng

học viên 1.272 470 385 490 105 70

Từ kết quả trên có thể thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang ngày càng giảm sút nghiêm trọng, có thể sẽ ngừng hoạt động. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã không được coi trọng. Công tác chỉ đạo huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng không được quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả đánh giá công tác chỉ đạo kế hoạch của ban lãnh đạo Trung tâm. (hình 2.3)

Hình 2.3: Kết quả đánh giá sự quan tâm, sát xao trong công tác chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho

lao động nông thôn

Bảng 2.8: Thực trạng các hoạt động chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

TT Hoạt động chỉ đạo quá trình huy động Mức độ thực hiện (%) Rất chú trọng Chú trọng Không chú trọng Rất không chú trọng

1 Thiết lập mối quan hệ giữa

Trung tâm với các đối tác 15 20 40 25 2 Tạo động lực thu hút các nguồn lực DN; 10 20 45 25 3 Tư vấn 30 45 15 10 4 Đàm phán để có nguồn lực 25 45 15 15 5 Khắc phục những tồn tại, khó khăn trong hợp tác giữa TT và DN 15 15 45 25

6

Phối hợp các thành viên bên trong và với các đối tác bên ngoài TT

10 15 45 30

Từ kết quả khảo sát cho thấy công tác chỉ đạo kế hoạch huy động của Trung tâm không đồng bộ, chủ yếu chú trọng hoạt động tư vấn và đàm phán. Trong khi các hoạt động này cần được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất mới đem lại hiệu quả cao.

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

Công tác kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực phát triển đúng hướng, hiệu quả và đảm bảo uy tín cho Trung tâm trước cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Hình 2.4: Kết quả khảo sát tính thường xuyên, kịp thời

của công tác kiểm tra, đánh giá việc huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Công tác kiểm tra đánh giá cũng giống như công tác chỉ đạo huy động nguồn lực hầu như không được chú trọng, quan tâm đúng mức. Theo kết quả

khảo sát có tới 65% cho rằng công tác kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo được tính thường xuyên và kịp thời.

2.5. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế

Để tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả và hạn chế chúng tôi đã đưa ra một số nguyên nhân giả định và tiến hành khảo sát lấy ý kiến của đại diện DN (lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật) và ý kiến của đại diện các cơ sở dạy nghề (lãnh đạo, giáo viên) kết quả như sau:

Qua kết quả khảo sát, yếu tố quan trọng nhất có tác động đến việc huy động nguồn lực DN. Đây chính là yếu tố môi trường đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư đều phải nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào. Nếu môi trường đầu tư tốt, thể chế tài chính hợp lý sẽ thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư tốt hơn.

Bảng 2.9. Kết quả thăm dò ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc huy động nguồn lực của DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn

tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng (đơn vị tính %)

(5 là rất đúng; 1 là rất không đúng)

5 4 3 2 1

Thể chế tài chính trong Trung tâm 15 70 10 5 0

Chất lượng đào tạo 5 75 10 5 5

Niềm tin của DN với Trung tâm 25 50 10 10 5

Nguồn tuyển sinh 20 50 10 15 5

Nhìn chung, mục đích đầu tiên của DN khi tham gia đầu tư vào bất kỳ hoạt động nào đều mang tính lợi nhuận. Chính vì vậy, yếu tố chất lượng đào tạo cũng được đánh giá cao, sau thể chế tài chính.

Yếu tố niềm tin của DN với Trung tâm cũng được đánh giá cao. Nhưng yếu tố chính sách của Nhà nước và nguồn tuyển sinh ổn định lại được đánh giá thấp nhất.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phần lớn chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên trong Trung tâm, các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng đáng kể. Điều này tạo cơ hội cho Trung tâm tự khắc phục những hạn chế, có nhiều cơ hội hơn trong việc huy động nguồn lực DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)