Án 1956 "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề cơ bản về huy động nguồn lực doanh nghiệp vào

1.3.1. án 1956 "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

1.3.1.1. Nội dung Đề án 1956

Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Có thể tóm tắt nội dung Đề án như sau:

Với quan điểm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. [24] Với bản đề án này, công tác đào tạo nghề sẽ được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Mục tiêu tổng quát của bản đề án: bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo và bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Bản đề án chia làm ba giai đoạn với những mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2009 - 2010:

Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của Dự án “ Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo đến năm 2010; Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao

động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%.

- Giai đoạn 2011 - 2015:

Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Đào tạo nghề cho khoảng 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

Với những mục tiêu rõ ràng và phân theo từng giai đoạn cụ thể; cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá trình triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể; hy vọng công tác đào tạo nghề thực sự mang lại những kết quả khả quan, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT - XH chung của cả nước, đồng thời mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người lao động, đặc biệt là bộ phận lao động nông thôn - nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

1.3.1.2. Kết quả thực hiện đề án 1956 giai đoạn 2010 - 2014 * Kết quả

Trong 5 năm (2010-2014), cả nước đã có gần 3,2 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 70,8% Mục tiêu Đề án đặt ra (3,2/4,5 triệu người). Trong đó,

2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án, đạt 90,4% kế hoạch đề ra (2,169/2,4 triệu người), đạt 33,1% kế hoạch đặt ra trong cả 11 năm (2,169/6,54 triệu người).

Trong số 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 994.337 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là nữ, chiếm 45,8% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 198.867 lao động nông thôn là nữ, tăng 4,6% so với bình quân chung của cả nước trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

* Hiệu quả

Trong số 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 1.941.168 lao động nông thôn đã học xong và có 1.526.883 người có việc làm sau học nghề, đạt 78,7%, vượt Mục tiêu Đề án đặt ra 8,7% (70% số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề), trong đó:

- 347.915 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chiếm 22,8% số người có việc làm sau học nghề. Bình quân mỗi năm có 69.583 lao động nông thôn sau học nghề được doanh nghiệp nhận tuyển dụng, tăng 8,1% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án (lao động nông thôn được doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếu là lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp, chiếm 87,7% tổng số người được doanh nghiệp tuyển dụng).

- 153.620 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, chiếm 10,1% số người có việc làm sau học nghề. Bình quân mỗi năm có 30.724 lao động nông thôn học nghề được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, tăng 6,5% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án (lao động nông thôn được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm chủ yếu học và làm các nghề tiểu

thủ công nghiệp, chiếm 83,6% tổng số người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm).

- 1.007.284 người tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên, chiếm 65,9% số người có việc làm sau học nghề. Bình quân mỗi năm có 201.456 người học xong tự tạo việc làm, tăng 20% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án (chủ yếu số người học xong tự tạo việc làm là người học nghề nông nghiệp, chiếm 64,2% tổng số người học xong tự tạo việc làm).

- 18.064 người thành lập tổ nhóm sản xuất, HTX, doanh nghiệp, chiếm 1,2% số người có việc làm sau học nghề. Bình quân mỗi năm có 3.612 người sau học nghề đã thành lập các tổ, nhóm sản xuất, HTX, doanh nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và lao động khác tại địa phương (chủ yếu số người thành lập tổ, nhóm sản xuất, HTX sau học nghề học nghề phi nông nghiệp, chiếm 73,2% tổng người thành lập tổ, nhóm sản xuất, HTX sau học nghề).

- Các địa phương đã thống kê được 59.285 hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm đã thoát nghèo, chiếm 24,5% tổng số hộ nghèo có người tham gia học nghề; 98.122 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 4,5% tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề.

Từ những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Đề án Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đề nghị các địa phương rà soát lại danh mục nghề đào tạo để phê duyệt lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, thực hiện phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”.

1.3.1.3. Yêu cầu của đề án 1956 đối với việc đào tạo nghề cho nhân lực lao động nông thôn.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc ta ̣o viê ̣c làm, tăng thu nhâ ̣p và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoa ̣ch, quy hoạch hoă ̣c chương trình hành đô ̣ng cụ thể để tổ chức thực hiê ̣n Nghị quyết về công tác đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn của cấp uỷ Đảng cấp trên và cấp uỷ Đảng cùng cấp;

Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hô ̣i, các hô ̣i nghề nghiê ̣p tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào ta ̣o nghề, về vai trò, vị trí của đào ta ̣o nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, ta ̣o viê ̣c làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;

Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo du ̣c hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để ho ̣c sinh có thái đô ̣ đúng đắn về ho ̣c nghề và chủ đô ̣ng lựa cho ̣n các loa ̣i hình ho ̣c nghề phù hợp với điều kiê ̣n và hoàn cảnh của mình.

1.3.2. Vị trí, vai trò của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

Căn cứ Thông tư số 30 /2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT- BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” quy định trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 như sau:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã thống nhất phương án tuyển sinh trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, tổ chức tuyển sinh học nghề theo quy định của Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyển sinh học nghề;

Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo đúng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề đúng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy; cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với người học nghề dưới ba tháng thực hiện theo quy định của chương trình dạy nghề; cấp chứng chỉ theo quy định;

Lập các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học đối với lớp dạy nghề cho lao động nông thôn đúng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề, trình độ sơ cấp nghề

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng dạy nghề ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; báo cáo tình hình, kết quả tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định;

Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề.

1.3.3. Mục đích, nội dung, nguyên tắc huy động các nguồn lực doanh nghiệp

1.3.3.1. Mục đích huy động các nguồn lực doanh nghiệp

Huy động nguồn lực từ DN để thúc đẩy quá trình giáo dục và xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ giáo dục ở cơ sở đào tạo như: CSVC, Trung tâm lớp, đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên và tham gia xây dựng đổi mới chương trình, tạo môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh thống nhất giữa Trung tâm - gia đình - xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

1.3.3.2. Nội dung huy động các nguồn lực doanh nghiệp vào đào tạo nghề

Nội dung huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn gồm:

- Huy động DN vào việc xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng chuẩn đầu ra; DN đưa ra những tiêu chí về chất lượng nhân lực bao gồm những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và thái độ nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo căn cứ yêu cầu của DN xây dựng kế hoạch tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho DN. DN tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp làm việc tại DN tạo nên một quy trình khép kín.

- Huy động DN vào phát triển và đánh giá chương trình đào tạo. Việc DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo sẽ giúp cho chương trình đào tạo của của các cơ sở đào tạo trở nên linh hoạt hơn, sát hợp hơn với yêu cầu của các DN;

- Huy động nhân lực trình độ cao của DN vào quá trình giảng dạy; - Huy động DN vào hỗ trợ bố trí chỗ thực tập nghề cho học viên. Chính hoạt động đào tạo được diễn ra ở DN sẽ tạo điều kiện cho học viên tiếp cận sớm với thực tiễn nghề nghiệp, có được những kiến thức và kỹ năng mới thông qua trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp. Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo không đủ điều kiện để đầu tư về trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. Bởi vậy, người học khi ra trường thường yếu về kỹ năng thực hành và vận hành các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong các doanh nghiệp. Do đó, nhà trường muốn người học thành thạo về kỹ năng thì phải liên kết với các doanh nghiệp. Việc liên kết này sẽ giúp trường sử dụng được các thiết bị sản xuất hiện đại, những thiết bị đắt tiền mà nhà trường không

thể có để người học thực hành; đồng thời đội ngũ giáo viên cũng được tiếp cận với công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại. Để hoạt động này thực hiện được tốt thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN trong việc tiếp nhận học viên đến thực hành và thực tập tốt nghiệp.

- Huy động DN hỗ trợ kinh phí để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệụ dạy học;

- Tuyển dụng học viên tốt nghiệp vào làm việc tại DN.

1.3.3.3. Các nguyên tắc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề

Công tác triển khai huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục nói chung và hoạt động đào tạo nghề nói riêng cần thiết phải đảm bảo 06 nguyên tắc cơ bản sau:

* Nguyên tắc về lợi ích:

Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: Trung tâm (cơ sở đào tạo nghề) và khối DN mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, đơn vị cũng như của đất nước.

* Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ:

Cơ sở đào tạo cũng như các DN đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và hiểu đúng chức năng, trách nhiệm của mỗi bên. Thí dụ: Đối với cơ sở đào tạo cần quản lý tốt và sử dụng hợp lý nguồn đã được huy động từ DN vào hoạt động giáo dục đào tạo. Đối với các tổ chức DN thì nội dung huy động phải thuộc 2 nhóm nguồn huy động chính là: Tài lực, vật lực, nhân lực và trí lực mà giáo dục cần có.

Mọi hoạt động nguồn lực DN đều phải tiến hành dân chủ, công khai về mục đích, nội dung và cách thức sử dụng nguồn lực huy động được. Tạo môi trường công khai, minh bạch để xã hội hiểu đúng về lợi ích của việc huy động nguồn lực từ DN cho giáo dục nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho nền giáo dục Việt Nam.

*Nguyên tắc tuân thủ luật pháp:

Huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai cũng như phương thức sử dụng nguồn lực đã huy động được, kiên quyết tránh lợi dụng việc huy động nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)