Lao động nông thôn (LĐNT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.3. Lao động nông thôn (LĐNT)

Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.

Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độ tuổi lao động khác nhau. Ở nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Xét về khía cạnh việc làm, lực lượng lao động gồm hai bộ phận là có việc làm và thất nghiệp.

LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.

LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất.

Ở Việt Nam, do lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên người lao động nông thôn ở nước ta có những đặc điểm sau: LĐNT nước ta là cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt động nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của LĐNT trong giai đoạn hiện nay là làm việc manh mún, do tập quán làm việc theo cảm tính dẫn đến người nông dân không có định hướng phát triển hoạt động NN rõ ràng nếu như không có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chuyên môn, của những người có kinh nghiệm. Thiếu việc làm, không tìm được việc làm, thời gian nhàn rỗi, phần lớn chưa có nghề và chưa được ĐTN là những đặc trưng cơ bản của LĐNT. Chính đặc điểm của người nông dân như trên làm cho vai trò ĐTN càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại hóa NN, NT nói chung và thành công của xây dựng NT mới nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)