8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Huy động nguồn lực thông tin
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tin lực của DN và công tác quản lý, sử dụng nguồn tin lực huy động được
TT Nội dung
Mức độ đồng ý (%) (5 là rất tán thành, 1 rất
không tán thành) 5 4 3 2 1
1
Huy động nguồn tin lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
10 22 10 48 10
2
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
tin lực DN 10 15 7 55 13
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy việc thực hiện huy động nguồn tin lực vào đào tạo nghề và công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực thông tin huy động được từ DN được đánh giá rất thấp chỉ 25% và 32%. Điều này cho thấy Trung tâm chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tin lực DN. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ít học viên sau đào tạo không đáp ứng yêu cầu công việc của DN, không tìm được việc làm hoặc phải làm trái nghề.
2.4. Thực trạng quản lý huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho LĐNT ở Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang
2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch
Lập kế hoạch là yếu tố cần thực hiện cho quá trình huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang. Tuy nhiên, thực tiễn huy động nguồn lực DN với Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang trong đào tạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 được tiến hành chưa thực sự chủ động, chưa thực hiện một cách có ý thức và đầy đủ các biện pháp quản lý.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm
KT TH HN - DN Ninh Giang TT Kế hoạch huy động Mức độ thực hiện ( % ) Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
1 Kế hoạch huy động dài hạn 0 10 90
2 Kế hoạch huy động trung hạn 10 20 70
3 Kế hoạch huy động ngắn hạn 30 60 10
Qua bảng 2.5 thấy rõ hơn về công tác lập kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang kế hoạch huy động trung hạn và dài hạn hầu như không được chú trọng, chủ yếu là kế hoạch huy động ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là kế hoạch quý và kế hoạch tháng, hay cụ thể là kế hoạch của từng lớp học. Dựa vào chỉ tiêu cụ thể của từng lớp học, từng đối tượng học, yêu cầu của đối tác liên kết đào tạo (DN ).... Trung tâm mới xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo cụ thể của lớp học đó.
Như vậy có thể thấy Ban lãnh đạo, cán bộ giáo viên TT chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang chưa được chú trọng. Việc tổ chức thực hiện mới chỉ mang tính hình thức trên hồ sơ, trên thực tế thực hiện thì hoàn toàn tự phát, không theo kế hoạch đã đề ra. Khảo sát lấy ý kiến , 80 % phiếu cho rằng việc tổ chức thực hiện không theo đúng kế hoạch, tiến trình đã xây dựng, chỉ có 10% cho rằng đúng và rất đúng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác huy động nguồn lực DN ở Trung tâm không cao.
Hình 2.2: Kết quả việc tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo
Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang giảm dần cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.7: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 và ước thực hiện 2016
Đơn vị tính: Người
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Ước 2016
Số lượng
học viên 1.272 470 385 490 105 70
Từ kết quả trên có thể thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang ngày càng giảm sút nghiêm trọng, có thể sẽ ngừng hoạt động. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã không được coi trọng. Công tác chỉ đạo huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng không được quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả đánh giá công tác chỉ đạo kế hoạch của ban lãnh đạo Trung tâm. (hình 2.3)
Hình 2.3: Kết quả đánh giá sự quan tâm, sát xao trong công tác chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
Bảng 2.8: Thực trạng các hoạt động chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
TT Hoạt động chỉ đạo quá trình huy động Mức độ thực hiện (%) Rất chú trọng Chú trọng Không chú trọng Rất không chú trọng
1 Thiết lập mối quan hệ giữa
Trung tâm với các đối tác 15 20 40 25 2 Tạo động lực thu hút các nguồn lực DN; 10 20 45 25 3 Tư vấn 30 45 15 10 4 Đàm phán để có nguồn lực 25 45 15 15 5 Khắc phục những tồn tại, khó khăn trong hợp tác giữa TT và DN 15 15 45 25
6
Phối hợp các thành viên bên trong và với các đối tác bên ngoài TT
10 15 45 30
Từ kết quả khảo sát cho thấy công tác chỉ đạo kế hoạch huy động của Trung tâm không đồng bộ, chủ yếu chú trọng hoạt động tư vấn và đàm phán. Trong khi các hoạt động này cần được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất mới đem lại hiệu quả cao.
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá
Công tác kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực phát triển đúng hướng, hiệu quả và đảm bảo uy tín cho Trung tâm trước cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
Hình 2.4: Kết quả khảo sát tính thường xuyên, kịp thời
của công tác kiểm tra, đánh giá việc huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Công tác kiểm tra đánh giá cũng giống như công tác chỉ đạo huy động nguồn lực hầu như không được chú trọng, quan tâm đúng mức. Theo kết quả
khảo sát có tới 65% cho rằng công tác kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo được tính thường xuyên và kịp thời.
2.5. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế
Để tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả và hạn chế chúng tôi đã đưa ra một số nguyên nhân giả định và tiến hành khảo sát lấy ý kiến của đại diện DN (lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật) và ý kiến của đại diện các cơ sở dạy nghề (lãnh đạo, giáo viên) kết quả như sau:
Qua kết quả khảo sát, yếu tố quan trọng nhất có tác động đến việc huy động nguồn lực DN. Đây chính là yếu tố môi trường đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư đều phải nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào. Nếu môi trường đầu tư tốt, thể chế tài chính hợp lý sẽ thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư tốt hơn.
Bảng 2.9. Kết quả thăm dò ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc huy động nguồn lực của DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (đơn vị tính %)
(5 là rất đúng; 1 là rất không đúng)
5 4 3 2 1
Thể chế tài chính trong Trung tâm 15 70 10 5 0
Chất lượng đào tạo 5 75 10 5 5
Niềm tin của DN với Trung tâm 25 50 10 10 5
Nguồn tuyển sinh 20 50 10 15 5
Nhìn chung, mục đích đầu tiên của DN khi tham gia đầu tư vào bất kỳ hoạt động nào đều mang tính lợi nhuận. Chính vì vậy, yếu tố chất lượng đào tạo cũng được đánh giá cao, sau thể chế tài chính.
Yếu tố niềm tin của DN với Trung tâm cũng được đánh giá cao. Nhưng yếu tố chính sách của Nhà nước và nguồn tuyển sinh ổn định lại được đánh giá thấp nhất.
Từ kết quả trên có thể thấy rằng nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phần lớn chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên trong Trung tâm, các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng đáng kể. Điều này tạo cơ hội cho Trung tâm tự khắc phục những hạn chế, có nhiều cơ hội hơn trong việc huy động nguồn lực DN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày một số nét khái quát về địa bàn huyện Ninh Giang: Vị trí địa lý, lịch sử, tình hình kinh tế, văn hóa, trong đó đã chỉ ra những mặt mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Ninh Giang. Giới thiệu một vài nét khái quát về Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: Bộ máy tổ chức của Trung tâm, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị của Trung tâm. Nhìn chung, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tương đối đầy đủ, nhưng đội ngũ giáo viên ít, không đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của Trung tâm.
Trong chương 2 cũng đã trình bày và phân tích thực trạng việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các lĩnh vực: tài lực, vật lực, nhân lực và tin lực. Qua khảo sát, thực trạng huy động các nguồn tài lực, vật lực có xu hướng giảm dần. Thực trạng huy động nguồn tin lực hầu như không được quan tâm, công tác quản lý, sử dụng nguồn tin lực được đánh giá rất thấp chỉ 25%. Do đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên ít nên nguồn nhân lực được chú trọng hơn và có xu hướng tăng dần.
Thực trạng công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho LĐNT ở Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang không được chú trọng, không thành chủ trương lớn mà chỉ mang tính tự phát, thời vụ. Đây chính
là nguyên nhân dẫn đến kết quả, hiệu quả huy động nguồn lực không cao như đã trình bày ở trên.
Để tìm hiểu nguyên nhân của những kết quả và hạn chế, luận văn đã giả định một số nguyên nhân của những kết quả đạt được và của những hạn chế trong việc huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang bao gồm: Thể chế tài chính của Trung tâm công khai, minh bạch và hợp lý; Chất lượng đào tạo tốt; Niềm tin của DN với Trung tâm giảm sút làm nản lòng DN; Nguồn tuyển sinh ngày càng hạn hẹp do quy định về đối tượng của Đề án 1956, mỗi người chỉ được học 1 nghề cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý các doanh nhân; Nhà nước chưa có chính sách cụ thể nào quy định quyền và lợi ích hợp pháp của DN trong việc liên kết với cơ sở dạy nghề.
Kết quả điều tra xã hội học khảo sát ý kiến nhằm đánh giá tính đúng đắn của các nguyên nhân giả định này cũng đã được trình bày. Tất cả các nguyên nhân đã được giả định đều có được sự ủng hộ từ cao đến rất cao trong các đối tượng được khảo sát.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ NINH GIANG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp huy động nguồn lực DN tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Để đảm bảo cho các biện pháp huy động nguồn lực DN đề xuất đạt hiệu quả cao thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm KT.TH.HN-DN Ninh Giang. Công tác huy động các nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tính hài hòa giữa nhu cầu, mong muốn của Trung tâm, học viên với thực tế triển khai hoạt động giáo dục của Trung tâm và thực tế điều kiện của các DN trên địa bàn huyện nhà. Đảm bào tính lợi ích cho các DN chính là động lực khích lệ tinh thần đến các nhà đầu tư, DN.
Vì vậy, trong quá trình huy động nguồn lực phải đảm bảo tính thực tiễn của các DN. Điều này sẽ quyết định đến tính khả thi, hiệu quả, thành công của việc huy động các nguồn lực DN.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp đề xuất phải hướng tới việc thực hiện chủ trương của nhà nước về đào tạo nghề, để đào tạo gắn với sử dụng. Mặt khác, chất lượng và hiệu quả đào tạo quyết định sự tồn tại của một tổ chức, do vậy, các biện pháp
phải hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo để Trung tâm có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để đổi mới quản lý chất lượng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để bảo đảm tính khả thi, các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của Trung tâm và từng doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Biện pháp huy động nguồn lực DN cần kế thừa những biện pháp đã thực hiện có hiệu quả tốt, đồng thời luôn cải tiến, rút kinh nghiệm để có thể đạt được kết quả tốt hơn. Đó chính là cơ sở để tiến hành biện pháp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn. Như vậy tính kế thừa sẽ được phát huy.
3.2. Các biện pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang
Xuất phát từ đặc điểm, từ thực tế hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang, luận văn đề xuất một số biện pháp huy động nguồn lực từ DN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN- DN Ninh Giang, đáp ứng mục tiêu việc làm của Đề án đã đề ra.
3.2.1. Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm
* Mục tiêu của biện pháp:
- Xây dựng những chiến lược phát triển dài hạn và trung hạn để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, và làm cơ sở xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nền nếp - kỷ cương và có uy tín về chất lượng đào tạo cao, đáp ứng yêu cầu của DN.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
- Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, học viên sau đào tạo có khả năng tìm được việc làm, khả năng phối hợp trong công việc cao;
- Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời khai thác