8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết hợp từ khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm lao động nông thôn (LĐNT) như đã trình bày ở trên chúng tôi xin đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho LĐNT như sau: Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó
cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo.
ĐTN cho LĐNT có tầm quan trọng đặc biệt, có tính nhân văn và tính xã hội rất cao, có vai trò quan trọng đối với phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần phát triển KT- XH bền vững. ĐTN là một trong những biện pháp đột phá của chiến lược phát triển KT - XH, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ LĐ kỹ thuật trực tiếp, phục vụ CNH, HÐH; góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thực tiễn quá trình phát triển KT tại Việt Nam, khi LĐNT được sử dụng tốt thì KT phát triển nhanh và bền vững, tránh rơi vào “cái bẫy” đẩy nhanh CNH, không chú trọng đến phát triển NN, NT đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khó khăn, gây lãng phí sức LĐNT và kéo theo hệ quả thu nhập của LĐNT thấp, mất ổn định xã hội. Vì vậy, ĐTN và nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐ nói chung và LĐNT nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế, ĐTN được coi là quốc sách hàng đầu.