8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về
động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
Nhằm thay đổi nhận thức, sự chuyển biến trong hành động, phát huy tối đa nguồn lực doanh nghiệp. Khắc phục tình trạng chỉ chú ý chỉ đạo thực hiện tốt các quy chế về mặt chuyên môn dạy đúng, đủ các môn theo phân phối chương trình, thời gian quy định của Bộ LĐTB&XH, thiếu tính thực tiễn, không gắn việc giáo dục phát triển nhân cách kỹ năng sống cho học viên. Xác định rõ nguồn lực huy động không chỉ là kinh phí, cơ sở vật chất mà bao gồm nguồn lực con người, về kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm từ phía các DN.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án và kế hoạch huy động các nguồn lực DN cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên, các doanh nghiệp tạo sự thống nhất, đồng thuận trong công tác huy động nguồn lực phục vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng học viên.
Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, phương pháp đào tạo phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực DN huy động được, đảm bảo đầu ra cho học viên.
Ngoài việc tổng kết đánh giá kết quả năm học, cần đánh giá sâu công tác huy động và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề trong năm học, xác định rõ tồn tại, hạn chế, đề ra những biện pháp cụ thể, kiến nghị đề xuất với đơn vị quản lý cấp trên.
Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực DN trong năm học tiếp theo, đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền để tổ chức triển khai, thực hiện trong toàn Trung tâm. (Kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp cho từng địa phương, từng lớp, biện pháp huy động v.v...).
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai kế hoạch cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về nội dung chương trình, kế hoạch huy động nguồn lực DN cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm.
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua các buổi tập huấn, hội nghị chuyên đề của các đoàn thể, tổ chức xã hội về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của chính sách, kế hoạch huy động nguồn lực cho công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội.
3.2.4. Đổi mới , xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp
Hiện nay, quy trình xây dựng chương trình đào tạo của Trung tâm chỉ trong nội bộ Trung tâm và các giáo viên được mời tham gia giảng dạy. Hội đồng biên soạn và chỉnh sửa chương trình đào tạo; Hội đồng thẩm định, nghiệm thu chương trình thành phần chủ yếu là cán bộ, giáo viên trung tâm và một số giáo viên thỉnh giảng. Chủ tịch hội đồng - Giám đốc Trung tâm sẽ ra quyết định ban hành chương trình đào tạo. Việc xây dựng chương trình đào tạo hầu như không lấy ý kiến rộng rãi trong toàn Trung tâm và cũng không có sự tham gia của các DN. Điều này sẽ hạn chế sự tham gia của các DN, không tạo ra sự gắn kết giữa DN với Trung tâm.
Việc thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng đầu ra của Trung tâm cũng rất hạn chế sự tham gia của DN. Việc đánh giá chất lượng đầu ra chủ yếu dựa trên kết quả thi tốt nghiệp, và kết quả học viên có việc làm sau tốt nghiệp thông qua thông tin từ học viên. Với cách đánh giá chất lượng như vậy sẽ không tạo sức ép cho học viên phải nỗ lực cố gắng trong học tập và tỷ lệ học viên sau đào tạo không xin được việc làm hoặc phải đào tạo lại sau tuyển dụng.
Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của đơn vị trực tiếp sử dụng sản phẩm đào tạo.
Cung ứng được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của DN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Khảo sát nhu cầu thị trường, khảo sát nhu cầu DN làm cơ sở xây dựng chương trình.
Rà soát lại quy trình xây dựng chương trình hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thưc tiễn sản xuất của DN. Từ đó điều chỉnh lại quy trình xây dựng chương trình cho phù hợp với tình hình hiện tại của Trung tâm.
Thành lập Hội đồng biên soạn và Hội đồng nghiệm thu chương trình đào tạo có sự tham gia của lãnh đạo Trung tâm, giáo viên, các chuyên gia của DN. Đồng thời lấy ý kiến của toàn thể cán bộ giáo viên trong trung tâm về chương trình đào tạo.
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa DN và Trung tâm, cần có sự tham gia của DN trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau đào tạo.
Trung tâm kết hợp với DN thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo. Điều chỉnh, bổ sung những hạn chế còn tồn tại (nếu có).
3.2.5. Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo.
Quá trình giảng dạy thực hành tại TT ngoài việc cơ sở vật chất thiếu thốn, cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo hướng đáp ứng yêu cầu DN thì đội ngũ giáo viên cũng là một vấn đề quan trọng. Thực tế,
đội ngũ giáo viên của các TT thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đặc biệt là năng lực thực tế. Đa số các giáo viên còn trẻ, mới ra trường có kiến thức về chuyên môn nhưng kinh nghiện thực tế lại không có. Vì vậy trong quá trình giảng dạy thực hành gặp rất nhiều khó khăn.
* Muc tiêu của biện pháp:
- Nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề: đảm bảo giáo viên giỏi về lý thuyết, tinh xảo về tay nghề.
- Nhằm khai thác tận dụng nguồn nhân lực cho dạy nghề, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo ở Trung tâm với DN sử dụng lao động.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Căn cứ theo hợp đồng đào tạo, kế hoạch đào tạo cụ thể DN phân công cán bộ kỹ thuật, chuyên gia tham gia giảng dạy tại TT. Có thể giáo viên TT dạy riêng một phần và cán bộ kỹ thuật DN dạy riêng một phần hoặc kết hợp cả giáo viên và cán bộ kỹ thuật cùng tham gia giảng dạy. Nhưng để cho kết quả tốt nhất thì cần phải kết hợp cả giáo viên và cán bộ kỹ thuật cùng tham gia giảng dạy.
Tổ chức các buổi tập huấn mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giỏi đến để tập huấn cho giáo viên của TT. Thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành và các buổi tập huấn. Cán bộ kỹ thuật, giáo viên còn hỗ trợ cho nhau những phần còn thiếu như giáo viên TT giỏi lý thuyết chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy nhưng kỹ năng nghề, năng lực thực tiễn lại yếu. Ngược lại cán bộ kỹ thuật tại DN kinh nghiệm thực tế phong phú, tay nghề tinh luyện nhưng nghiệp vụ sư phạm lại chưa từng được bồi dưỡng. Học viên khi được trực tiếp cán bộ kỹ thuật hướng dẫn những thao tác, kỹ năng thực hành sẽ nhanh chóng làm quen với công việc thực tế sản xuất hơn. Việc thực hiện những thao tác, kỹ năng chính xác, hình thành tác phong công nghiệp của
người lao động.
Trường dạy nghề và DN phối hợp lập kế hoạch tổ chức dạy học và thống nhất các nội dung triển khai, phân công cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong tổ chức dạy học của từng lớp học.
Phổ biến kế hoạch phối hợp đến các bộ phận và các cá nhân có trách nhiệm triển khai.
Quản lý theo dõi việc triển khai kế hoạch phối hợp, kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh.
Tổng kết đánh giá kết quả sau mỗi đợt phối hợp, rút ra các kết luận và kinh nghiệm cần thiết để có cơ sở triển khai trong những lần tiếp theo.
3.2.6. Công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của Trung tâm, đặc biệt là nguồn tài chính huy động từ DN
* Mục tiêu của biện pháp:
Đảm bảo sự ổn định trong Trung tâm, loại bỏ được những mâu thuẫn nội bộ, tăng sự đoàn kết, đồng thuận trong Trung tâm.
Nâng cao hiệu quả của việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp. Tạo lòng tin cho doanh nghiệp đối với bộ máy quản lý của Trung tâm, thúc đẩy việc tiếp tục và mở rộng huy động nguồn lực doanh nghiệp để phát triển Trung tâm.
Góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu của Trung tâm ngày càng tốt đẹp.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Công khai cho cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức, cá nhân, các DN có liên quan biết các nguồn lực mà Trung tâm cần huy động và đã huy động được trong năm học. Thường xuyên báo cáo với cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức, cá
nhân, các DN đầu tư biết các nguồn lực huy động được đã được sử dụng vào mục đích gì, hiệu quả ở mức độ nào.
Việc quản lý thu, chi, sử dụng các nguồn lực huy động được cần cập nhật thường xuyên, rõ ràng, minh bạch.
Cuối năm học, trung tâm tổ chức họp, đánh giá kết quả và hiệu quả huy động nguồn lực trong năm học; thống nhất chủ trương và định hướng huy động các nguồn lực của DN năm tới.
Trung tâm cần có kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, Kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình,... Niêm yết công khai để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí.
Thường xuyên tổ chức gặp gỡ những DN có đóng góp nguồn lực cho nhà trường. Tại hội nghị này, Trung tâm báo cáo kết quả huy động và công tác quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực và thông tin về kế hoạch huy động nguồn lực trong năm tới của Trung tâm.
3.2.7. Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
* Mục tiêu của biện pháp:
Tạo các điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa Trung tâm với DN trong đào tạo;
Tăng cường hiệu quả của các hoạt động hợp tác giữa Trung tâm với DN; Tạo cơ chế mềm dẻo, linh hoạt để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trung tâm tích cực tham gia đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Trung tâm với DN nhằm đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Đánh giá các tồn tại, vướng mắc trong hợp tác với DN có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách để đề nghị với các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, giải quyết.
Đánh giá lại những thuận lợi và tồn tại của các quy định cũ có liên quan đến sự hợp tác giữa Trung tâm với DN trong đào tạo, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện các quy định hiện hành.
Tổ chức bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế hiện hành.
Rà soát lại những tồn tại, vướng mắc trong quan hệ hợp tác với DN có liên quan đến cơ chế, chính sách, có liên quan đến các quy chế nội bộ của Trung tâm.
Xây dựng kế hoạch, dự kiến kinh phí, nhân vật lực, thời gian, tiến độ thực hiện và ban hành.
Thành lập tiểu ban viết dự thảo nội quy, quy chế về hợp tác giữa Trung tâm với DN trong đào tạo.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ kết quả đánh giá tình hình thực tiễn tại Trung tâm, tiến hành xây dựng, hoàn thiện, bổ sung nội quy, quy chế.
Soạn thảo các công văn kiến nghị, đề nghị lên các cơ quan quản lý cấp trên có nội dung về những vướng mắc do ảnh hưởng của những cơ chế, chính sách không còn phù hợp tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.
Nội quy, quy chế dự thảo được phổ biến đến từng bộ phận, tổ bộ môn để lấy ý kiến đóng góp; gửi cơ quan quản lý cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Căn cứ các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa bản dự thảo và ra quyết định ban hành nội quy, quy chế của trường về tăng cường quan hệ hợp tác với doanh
nghiệp trong đào tạo
Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nội quy, quy chế mới ban hành, kịp thời phát hiện các phần tử không chấp hành hoặc chấp hành chống đối, thăm dò ý kiến phản hồi từ các phần tử này.
Xin ý kiến rộng rãi của các cán bộ giáo viên, học sinh trong trường về mức độ phù hợp của nội quy, quy chế. Có thể thực hiện bằng hình thức phiếu kín để cho kết quả khách quan.
Tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá tính hiệu quả của biện pháp thông qua mức độ hợp tác giữa Trung tâm và doanh nghiệp so với mục tiêu mà Trung tâm đã để ra.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất cả các biện pháp đều nhằm giải quyết một khía cạnh của vấn đề huy động nguồn lực DN trong đào tạo. Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở một biện pháp thì chỉ mang lại một hiệu quả bộ phận. Việc áp dụng chúng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở của biện pháp kia, giữa chúng có sự bổ sung, tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùng hướng tới một mục tiêu là huy động nguồn lực DN trong đào tạo nghề tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất, từ đó có thể sử dụng rộng rãi trong hoạt động huy động nguồn lựa DN vào đào tạo cho lao động nông thôn.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp đề xuất để huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Dùng 100 phiếu hỏi, xin ý kiến của cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề, giáo viên, doanh nhân, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các DN về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang
TT Biện pháp đề xuất
Mức độ ( %)
(5 là rất cấp thiết, 1hoàn toàn không
cấp thiết)
Thứ tự 5 4 3 2 1
1 Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm 20 55 5 10 10 4
2 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trung tâm 25 55 10 5 5 3
3
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
18 50 10 12 10 5
4
Đổi mới quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp
27 60 8 5 0 1
5
Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên