Xây dựng và quảng bá thương hiệu Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Trung tâm

Theo như kết quả khảo sát nguyên nhân của những kết quả và những hạn chế, yếu tố niềm tin của DN với Trung tâm có 75% ý kiến đánh giá cao. Niềm tin chính là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng thương hiệu của một tổ chức, một cá nhân.

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc quyết định sự thành công của một tổ chức. Vì thế việc xây dựng thương hiệu là việc đầu tiên mà Trung tâm cần phải thực hiện. Xây dựng thương hiệu mới sẽ tái tạo sức sống, kích thích nội lực của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích khẳng định vị thế và sức mạnh khi cạnh tranh và phát triển.

* Mục tiêu của biện pháp:

Tăng cường sự hiểu biết của các cá nhân, tổ chức về Trung tâm.

Thu hút sự đầu tư của DN và các nguồn lực xã hội khác để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của chính DN.

Thu hút các đối tượng học sinh tham gia học nghề.

Làm cho chất lượng giáo dục đào tạo của Trung tâm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu DN.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Bằng các biện pháp giới thiệu được Trung tâm ra công chúng một cách có chủ ý, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và thuyết phục.

Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông quảng bá thương hiệu.

Đẩy mạnh quan hệ công chúng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên đảm nhiệm công tác quảng bá thương hiệu.

Hoàn thiện và nâng cao công cụ thực hiện quảng bá thương hiệu của Trung tâm.

Hình thành được mục tiêu và kế hoạch, cũng như xác định được cơ chế kiểm soát chiến lược xây dựng thương hiệu. Xác định rõ được sứ mạng của mình.

Thiết kế và tạo dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu như logo, biểu tượng, khẩu hiệu, phù hiệu và các yếu tố khác của thương hiệu đều phải được triển khai khoa học, có chiều sâu, có chiến lược và có sự mới lạ thì mới nhanh khắc sâu được hình ảnh thương hiệu Trung tâm trong lòng mọi người

Phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), hiểu rõ những cơ hội và nguy cơ, thách thức để việc xây dựng thương hiệu mới đúng hướng, có sự riêng biệt, đặc sắc, nổi trội để hấp dẫn mọi người. Trung tâm cần phải biết định hướng những giá trị khoa học được xã hội chấp nhận, đòi hỏi tới các đối tượng cần quảng bá. Ví dụ, Trung tâm đưa đến DN nguồn thông tin: Trung tâm không chỉ dạy nghề cơ bản mà còn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, khả năng phối hợp trong sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất của DN. Đặc biệt Trung tâm đào tạo theo yêu cầu của DN. Điều đó đã thuyết phục được nhiều DN tin tưởng vào Trung tâm.

Phát triển các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo, chú trọng sự tham gia của DN trong các hoạt động đào tạo đó.

Tạo dựng niềm tin, các mối quan hệ với địa phương, với DN. Cần có những đóng góp cho địa phương đặc biệt là những đóng góp từ lĩnh vực đào tạo. Xây dựng và phát triển những giá trị vững bền của Trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)