Nguyên tắc đề xuất biện pháp huy động nguồn lực DN tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 75 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp huy động nguồn lực DN tham gia

hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Để đảm bảo cho các biện pháp huy động nguồn lực DN đề xuất đạt hiệu quả cao thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm KT.TH.HN-DN Ninh Giang. Công tác huy động các nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tính hài hòa giữa nhu cầu, mong muốn của Trung tâm, học viên với thực tế triển khai hoạt động giáo dục của Trung tâm và thực tế điều kiện của các DN trên địa bàn huyện nhà. Đảm bào tính lợi ích cho các DN chính là động lực khích lệ tinh thần đến các nhà đầu tư, DN.

Vì vậy, trong quá trình huy động nguồn lực phải đảm bảo tính thực tiễn của các DN. Điều này sẽ quyết định đến tính khả thi, hiệu quả, thành công của việc huy động các nguồn lực DN.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp đề xuất phải hướng tới việc thực hiện chủ trương của nhà nước về đào tạo nghề, để đào tạo gắn với sử dụng. Mặt khác, chất lượng và hiệu quả đào tạo quyết định sự tồn tại của một tổ chức, do vậy, các biện pháp

phải hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo để Trung tâm có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để đổi mới quản lý chất lượng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để bảo đảm tính khả thi, các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của Trung tâm và từng doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Biện pháp huy động nguồn lực DN cần kế thừa những biện pháp đã thực hiện có hiệu quả tốt, đồng thời luôn cải tiến, rút kinh nghiệm để có thể đạt được kết quả tốt hơn. Đó chính là cơ sở để tiến hành biện pháp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn. Như vậy tính kế thừa sẽ được phát huy.

3.2. Các biện pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang

Xuất phát từ đặc điểm, từ thực tế hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang, luận văn đề xuất một số biện pháp huy động nguồn lực từ DN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN- DN Ninh Giang, đáp ứng mục tiêu việc làm của Đề án đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)