8. Cấu trúc luận văn
1.3. Một số vấn đề cơ bản về huy động nguồn lực doanh nghiệp vào
1.3.4. Quy trình huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào
Huy động nguồn lực là một trong các hoạt động của công tác quản lý Trung tâm, chính vì vậy quá trình huy động nguồn lực thực chất là thực hiện các chức năng quản lý, đó là các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Tuy nhiên các chức năng này có nội dung hướng trọng tâm vào việc huy động nguồn lực.
Cần liên kết các lực lượng xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội để tạo ra những tác động tích cực của mọi người trong việc giáo dục nghề nghiệp bao gồm môi trường gia đình, môi trường xã hội và môi trường trường học. Trong đó chú ý đến nguồn lực của doanh nghiệp. Ngược lại, nhà trường cũng phải là nơi tiếp nhận sự tham gia, giám sát, đánh giá của gia đình và xã hội về chất lượng giáo dục, về môi trường sư phạm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy trong quá trình quản lý hoạt động huy động nguồn lực doanh nghiệp vào đào tạo nghề cần chú ý tới quy trình cụ thể:
- Lập kế hoạch huy động các nguồn lực
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực - Chỉ đạo quá trình huy động các nguồn lực
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động huy động nguồn lực
1.3.4.1. Lập kế hoạch huy động các nguồn lực
- Lập kế hoạch huy động nguồn lực là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu về huy động nguồn lực.
- Lập kế hoạch là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trường, giúp cho cơ sở đào tạo:
- Xác lập ý tưởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực.
- Là công cụ hữu hiệu để nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đặt ra. - Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực
● Theo góc độ thời gian:
- Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 10 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng... Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể, cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
● Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ:
- Kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực là những định hướng lớn, những vấn đề rất quan trọng và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu huy động nguồn lực trong khoảng thời gian dài. Lập kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực không phải từ những ước mơ mà cơ sở đào tạo muốn đạt tới, mà là xuất phát từ khả năng thực tế của cơ sở đào tạo.
- Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp) là phương tiện để chuyển các hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận trong khuôn khổ các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực. Kế hoạch chiến thuật được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động của cơ sở đào tạo.
● Theo góc độ hình thức thể hiện: Chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân quỹ.
- Cách thức lập kế hoạch huy động nguồn lực Bước 1: Nghiên cứu và dự báo
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu Bước 3: Phát triển các tiền đề Bước 4: Xây dựng các phương án Bước 5: Đánh giá các phương án
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định
1.3.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực
nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu về huy động nguồn lực của cơ sở đào tạo.
- Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực bao gồm: + Phân tích mục tiêu.
+ Xác định, phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu. + Phân chia lực lượng thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động (xác định vị trí của từng bộ phận và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền, trách nhiệm và chi phí tài chính).
+ Xác định khuôn khổ cơ cấu và nhân sự cho quá trình triển khai kế hoạch.
1.3.4.3. Chỉ đạo quá trình huy động các nguồn lực
Chỉ đạo huy động các nguồn lực là hoạt động hướng vào việc: + Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các đối tác;
+ Tạo động lực cho các đối tác thực hiện các hoạt động gắn liền đến nội dung huy động nguồn lực;
+ Tư vấn: đưa ra những lời khuyên cho đối tác; + Đàm phán để có nguồn lực;
+ Giải quyết những xung đột phát sinh trong quá trình huy động nguồn lực (nếu có);
+ Phối hợp các thành viên bên trong và với các đối tác bên ngoài nhà trường.
1.3.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động huy động nguồn lực
Công tác kiểm tra giám sát việc huy động nguồn lực DN có tầm quan trọng đặc biệt. Trong xu thế các cơ sở đào tạo được trao quyền tự chủ ngày càng nhiều, kể cả tự chủ về tài chính thì công tác kiểm tra giám sát càng quan trọng hơn. Nó đảm bảo cho việc huy động nguồn lực và sử dung nguồn lực phát triển GD đúng hướng, hiệu quả và đảm bảo uy tín cho nhà trường trước
cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Việc kiểm tra giám sát phải được tiến hành ngay từ khâu làm kế hoạch, giám sát chặt chẽ các khâu từ huy động, sử dụng đến khâu tổng kết, thanh quyết toán.
Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động nguồn lực thực hiện đúng hướng.
- Kiểm tra có tác dụng: + Thẩm định.
+ Đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao.
+ Đảm bảo cho lãnh đạo cơ sở đào tạo kiểm soát được nguồn lực để có tác động kịp thời.
+ Giúp cho nhà trường theo sát và đối phó được với sự thay đổi. + Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới.
- Nội dung của công tác kiểm tra hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực nhà trường là kiểm tra cách thức nhà trường quản lý các nguồn nội lực và ngoại lực có hiệu quả không? Và việc thực hiện quy trình đã đặt ra như thế nào?
- Về tài chính, kiểm tra cách thức cơ sở đào tạo quản lý các nguồn tài chính bao gồm:
+ Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
+ Thành phần nhân sự của nhà trường tham gia lập kế hoạch tài chính. + Phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu và những hạng mục ưu tiên.
+ Chất lượng, hiệu quả của công tác tài chính.
- Về cơ sở vật chất, kiểm tra cách thức nhà trường quản lý cơ sở vật chất nhằm cung cấp một môi trường học tập và làm việc hiệu quả, bao gồm:
+ Cách thức cơ sở đào tạo quản lý phòng, thiết bị và tài liệu: tự đánh giá (đánh giá trong) về việc sử dụng CSVC, mức độ đảm bảo, việc nâng cấp định kỳ đáp ứng nhu cầu, đánh giá ngoài, chất lượng quản lý cơ sở vật chất...
+ Cách thức cơ sở đào tạo quản lý các nguồn dạy - học nhằm hỗ trợ mục tiêu tổng thể của nhà trường: thu hút sự tham gia của giáo viên trong việc lựa chọn, mức độ đảm bảo khả nảng tiếp cận và sự đầy đủ, mức độ đảm bảo việc sử dụng, hệ thống duy trì và thay thế, việc thu thập thông tin phản hồi từ người sử dụng và chất lượng quản lý các nguồn dạy - học.
- Về thông tin và phân tích, kiểm tra cách thức cơ sở đào tạo lựa chọn, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu như thế nào? Có sáng tạo để hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện các kế hoạch hành động của cơ sở đào tạo không?
+ Cách thức nhà trường quản lý thông tin và dữ liệu cho việc lập kế hoạch và quản lý hành chính.
+ Cách thức nhà trường lựa chọn và sử dụng các dữ liệu để thực hiện các hoạt động của nhà trường.
+ Cách thức nhà trường phân tích, sử dụng dữ liệu và thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch hoạt động của nhà trường.
+ Cách thức nhà trường thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp. + Cách thức nhà trường thiết lập mối quan hệ với phụ huynh học sinh.
+ Cách thức nhà trường tham mưu, khai thác sự hỗ trợ của các cấp quản lý (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục, doanh nghiệp, các tổ chức Hội, đoàn thể...).
+ Cách thức tổ chức và các quy trình hành chính của nhà trường.
+ Cách thức ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các hoạt động của nhà trường.