8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.7. Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo
động nông thôn theo đề án 1956
Để có được khái niệm chính xác về Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề, trước hết chúng ta cần xem xét khái niệm xã hội hoá giáo dục (XHHGD). Theo Giáo sư Phạm Phụ XHHGD là huy động nguồn lực xã hội (societal mobilization) để phát triển giáo dục. Định nghĩa này sát thực nhất với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước ta. XHHGD là làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi người, làm cho mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một phong trào, một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước, đồng thời mọi người có trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo dục phát triển. Nội dung XHHGD bao gồm:
- Huy động XH tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GD; - Huy động XH tham gia quá trình GD;
- Huy động XH tham gia quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường;
- Huy động XH đầu tư các nguồn lực cho GD.
Như vậy, huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là một trong những nội dung của XHHGD. Huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là hệ thống các biện pháp tác động đến các chủ sở hữu các DN đóng góp nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực…) của DN để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đối tượng là lao động nông thôn thuộc đề án 1956.