8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Dùng 100 phiếu hỏi, xin ý kiến của cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề, giáo viên, doanh nhân, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các DN về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang
TT Biện pháp đề xuất
Mức độ ( %)
(5 là rất cấp thiết, 1hoàn toàn không
cấp thiết)
Thứ tự 5 4 3 2 1
1 Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm 20 55 5 10 10 4
2 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trung tâm 25 55 10 5 5 3
3
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
18 50 10 12 10 5
4
Đổi mới quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp
27 60 8 5 0 1
5
Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo nghề
6
Công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của Trung tâm, đặc biệt là nguồn tài chính huy động từ DN
20 60 8 5 0 3
7 Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh
nghiệp trong đào tạo nghề 25 50 5 10 0 4
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp trong việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang
TT Biện pháp
Mức độ ( % )
( 5 là rất khả thi, 1hoàn toàn không khả thi)
Thứ tự 5 4 3 2 1
1 Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm 18 55 12 10 5 5
2 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Trung tâm 20 56 10 14 0 4
3
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
23 55 9 13 0 3
4
Đổi mới quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp
28 63 5 4 0 1
5
Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo nghề
6
Công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của Trung tâm, đặc biệt là nguồn tài chính huy động từ DN
20 58 8 8 6 4
7 Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh
nghiệp trong đào tạo nghề 25 58 8 9 0 3 Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, tất cả các biện pháp nêu trên đều mang tính khả thi và tính cấp thiết cao. Các biện pháp thu hút DN cùng tham gia phát triển đào tạo như: Đổi mới quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp; Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân có trình độ cao, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật làm việc trong các DN tham gia đào tạo nghề; Công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của Trung tâm, đặc biệt là nguồn tài chính huy động từ DN; Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề có được sự nhất trí cao cả về tính cấp thiết và tính khả thi. Các biện pháp xây dựng chiến lược phát triển và quảng bá thương hiệu được đánh giá thấp hơn vì để thực hiện các biện pháp này cần có sự đồng thuận và phối hợp của toàn bộ cán bộ giáo viên, các DN và đây là một điều không dễ dàng. Trong khi đó các biện pháp về công tác tuyên truyền được sự ủng hộ thấp nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng ở chương 1 và chương 2. Chương 3 đã đề xuất 5 biện pháp huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang bao gồm:
- Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm; - Xây dựng và quảng bá thương hiệu Trung tâm;
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, đánh giá sản phẩm đào tạo nghề;
- Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Các biện pháp có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, giúp cho hoạt động đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện.
Để minh chứng cho tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp, luận văn đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, doanh nhân, cán bộ kỹ thuật, về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát, tất cả các biện pháp nêu trên đều cho tỷ lệ đồng thuận cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những biện pháp có tính đột phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân.
Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn là sự nghiê ̣p của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lươ ̣ng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiê ̣p hóa, hiện đa ̣i hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào ta ̣o nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đố i vớ i mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào hoạt động đào tạo nghề.
Luận văn đã trình bày và phân tích được một số nội dung sau:
1. Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang; phân tích làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Khái niệm nghề; Đào tạo nghề; đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu lao động nông thôn; nội dung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Khái niệm nguồn lực; Nguồn lực doanh nghiệp; Nội dung huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2. Với phương pháp nghiên cứu thực tiễn phong phú và sát thực, đề tài đã nêu được thực trạng việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang trong các lĩnh vực: tài lực, vật lực và nhân lực, tin lực; Đồng thời chỉ ra được thực trạng công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho LĐNT ở Trung tâm KTTH-HN-DN Ninh Giang
3. Đề tài cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. Đó là: Thể chế tài chính của Trung tâm công khai, minh bạch và hợp lý; Chất lượng đào tạo tốt; Niềm tin của DN với Trung tâm giảm sút làm nản lòng DN; Nguồn tuyển sinh ngày càng hạn hẹp làm ảnh hưởng đến tâm lý các doanh nhân; Chính sách của Nhà nước thuận lợi, Trung tâm duy trì được sự đoàn kết nhất trí.
4. Từ cơ sở lý luận và thực trạng việc huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao đông nông thôn tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang, đề tài đề xuất 4 biện pháp đổi mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác huy động nguồn lực DN, bao gồm: Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm; Xây dựng và quảng bá thương hiệu Trung tâm; Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; Triển khai một số biện pháp nhằm thu hút các
DN cùng tham gia phát triển đào tạo; Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
5. Đồng thời đã tiến hành khảo sát điều tra xã hội học về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã được đề xuất. Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các biện pháp nêu trên đều có được sự ủng hộ cao.
6. Kết quả nghiên cứu đã góp phần giải quyết được một số vấn đề lý luận, thực tiễn có ý nghĩa đối với việc huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao đông nông thôn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang.
2. Khuyến nghị
Từ việc nghiên cứu việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang, đề tài đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
1. Nhà nước, các Bộ, Ngành liên quan cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và sớm ban hành những văn bản pháp quy quy định về hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường dạy nghề và các DN nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tích cực tham gia đầu tư. Các chính sách đề ra phải bảo đảm quyền và lợi ích ba bên (Cơ sở đào tạo - DN - người học).
2. Tổng cục Dạy nghề cần có chủ trương mềm hóa chương trình đào tạo cho một số trường dạy nghề thuộc cơ sở SDLĐ đủ điều kiện chủ động được xây dựng chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu của mình (không theo chương trình khung của Tổng cục quy định 70% phần cứng và 30% phần mềm). Đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng là các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các cơ sở SDLĐ.
4. Lãnh đạo Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức, định hướng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và phải chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, thị trường lao động, tập trung dạy học, đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động - việc làm và có các hình thức, biện pháp cụ thể khuyến khích các DN cùng tham gia đào tạo. Trong quá trình phối hợp, cần tăng cường và tiếp tục có những đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm bổ sung những vấn đề còn thiếu, chưa được đề cập.
5. Đối với các DN phải xem quá trình đào tạo như một hoạt động không thể tách rời hoạt động sản xuất, cần chủ động tham gia vào các hoạt động đào tạo của Trung tâm; phản hồi, góp ý cho Trung tâm về các nội dung của quá trình đào tạo kể cả trách nhiệm trong việc đóng góp nhân - vật lực cho dạy nghề và tham gia vào tất cả các khâu của quá trình đào tạo nghề.
6. Trung tâm cần xây dựng chế tài đảm bảo quyền và lợi ích của DN. Mục đích của các DN khi tham gia vào bất cứ hoạt động gì cũng cần phải tính đến lợi nhuận. Vì vậy, đảm bảo yếu tố lợi ích cho các DN tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự đầu tư của DN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chấp hành trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Bộ LĐTB&XH ( 2008), Báo cáo tổng quan hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ LĐTB&XH, TCDN, Công văn số 1046/ LĐTBXH-TCDN ngày 01 tháng 04 năm 2016 về việc Báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Đề án 1956;
4. Các Mác (1959), Tư bản, quyển 1, tập 2 NXB Sự thật, Hà Nội.
5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (2002), NXB Giáo dục, Hà Nội, 6. Nguyễn Tiến Dũng (2011). Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, hTT p://ipsard.gov.vn, ngày 24/6/2011.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, Nxb Giáo dục 2005.
9. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dụckỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực,Tuyển tập các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học giai đoạn 1990 - 2002, Nxb Giáo dục, Hà Nội
10. E.A Climôv (1991), Nay đi học, mai làm gì? Tủ sách ĐHSP Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Hằng (2013), "Một số biện pháp quản lý công tác đào tạo nghề
theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội", Tạp chí Giáo dục,(293 ), tr.9-10-11-53. 12. Nguyễn Thị Hằng (2013), Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo
hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận án tiến sĩ, Đại học Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hằng (2013), "Một số biện pháp quản lý công tác đào tạo
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội", Tạp chí Giáo dục, ( 293 ), tr.9- 10-11-53.
14. Heinrich Abel (1964), Liên doanh và quản lý liên doanh - Học để hợp tác và hợp tác để học, Nxb Trẻ, Hà Nội.
15. Nguyễn Vũ Thu Hoà (2013), Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội của ngành Giáo dục và Đào tạo để pháp triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
16. Nguyễn Văn Hộ (2007), Xu hướng phát triển giáo dục - Tài liệu dùng cho học viên cao học QLGD, Thái Nguyên.
17. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Biện pháp huy động các nguồn lực xã hội để pháp triển giáo dục mầm non ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 18. Hồ Chí Minh (1980), Bàn về giáo dục, NXB SGK Mác - Lênin, Hà Nội. 19. Trịnh Thị Minh (2008), Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã
hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các Trung tâm tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dạy nghề, NXB Tư pháp, Hà Nội.
21. Tạp chí ĐH và GDCN (tháng 1 năm 2000), Các biện pháp phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, chuyên mục công trình khoa học.
22. Tạp chí Ngôn ngữ số 5 (2008), Số đặc biệt kỷ niệm 118 năm ngày viên Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2008.
23. Thông tư số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ