8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình kinh tế văn hó a xã hội
Trong 5 năm qua, Ninh Giang là một trong những huyện có chuyển biến mạnh về mọi mặt. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng làm khâu đột phá, quy vùng, đưa giống cây trồng có năng suất, chất lượng vào sản xuất; giá trị sản xuất 5 năm (theo giá thực tế) ước đạt 7.653 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 3,8%/năm. Sau dồn ô đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng hệ thống giao thông, thuỷ lợi được quy hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất; cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2015, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 49,2%; chăn nuôi - thủy sản 43,6%; dịch vụ nông nghiệp 7,2%. Mỗi ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 124 triệu đồng/ha, vượt 37,7% so với chỉ tiêu đại hội; toàn huyện đã chuyển đổi được 1.028 ha sang nuôi trồng thủy sản, từ đó đã hình thành nhiều vùng kinh tế trang trại, mô hình chăn nuôi tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, 5 năm qua kinh tế của huyện duy trì phát triển, tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm 2011 - 2015 (theo giá thực tế) là 14.693 tỷ đồng. Kinh tế chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống, vật chất tinh thần nhân dân từng bước được nâng cao. Số hộ kinh tế khá giầu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,65% năm 2010 xuống còn 3,95% năm 2015, trung bình mỗi năm giảm 1,92%.Hằng năm, toàn huyện tạo việc làm mới cho trên 1.700 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đạt 38%.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng tình của các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được những kết quả thiết thực. Đến năm 2015, toàn huyện bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 7,6 tiêu chí/xã so với năm 2011, có 02 xã Ninh Thành, Hồng Thái hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; 03 xã Tân Hương, Hồng Dụ, Tân Quang cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí. Kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Hết năm 2014 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, bình quân toàn huyện còn 2,14 thửa/hộ. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng Nông thôn mới được quan tâm thực hiện. Toàn huyện đã huy động hơn 1.371 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; trong đó vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 450,7 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp trên 531 tỷ đồng; vốn huy động xã hội hóa và các nguồn vốn khác hơn 389 tỷ đồng. Việc kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, trồng trọt chăn nuôi được quan tâm thực hiện, 5 năm qua trên địa bàn huyện đã thu hút 15 dự án sản xuất với tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư; đã triển khai xây dựng khu dân cư - dịch vụ - thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang; hoàn thành và đưa vào hoạt động Chợ Đọ (Ứng Hòe); cải tạo, nâng cấp một số chợ nông thôn. Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng đền thờ Khúc Thừa Dụ, khu lưu niệm Bác Hồ (xã Hồng Thái); cải tạo, nâng cấp đình Bồ Dương, (Hồng Phong), đền Tranh (Đồng Tâm), đình Trịnh Xuyên (Nghĩa An).... Các loại hình dịch vụ mới
phát triển nhanh cả về số lượng, doanh thu và quy mô, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội và người dân.
Lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều tiến bộ, 5 năm qua toàn huyện có thêm 19 trường đạt chuẩn quốc gia, 25/28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong 5 năm toàn huyện có thêm 17 làng, khu dân cư đạt danh hiệu làng, khu dân cư văn hoá, nâng tổng số làng, khu dân cư văn hoá lên 95, chiếm tỷ lệ 90,47% tổng số làng, khu phố trong toàn huyện. Tình hình an ninh trật tự được bảo đảm. Công tác quân sự quốc phòng địa phương thường xuyên được quan tâm, chế độ chính sách xã hội được chi trả kịp thời đảm bảo đúng đối tượng.
2.2. Khái quát về Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Các chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm:
1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học viên học chương trình giáo dục phổ thông.
2. Bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
3. Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo, góp phần phân luồng học viên sau THCS và THPT.
4. Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề cho học viên phổ thông, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
5. Mở lớp dạy nghề; liên kết với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để đào tạo và tư vấn hướng nghiệp cho học viên, thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi có nhu cầu.
6. Trung tâm KT TH HN - DN được phép liên kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn và các cơ sở giáo dục khác để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề theo quy định.
2.2.2. Bộ máy tổ chức của Trung tâm
CÁC LỚP HỌC
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN TN& CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ PHÒNG HC-VP PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG TV- HNN TỔ CHUYÊN MÔN CHI UỶ CHI BỘ
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên
Trong lĩnh vực đào tạo, thì đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với công tác dạy nghề cán bộ quản lý, giáo viên ngoài các yêu cầu đủ trình độ về sư phạm và chuyên môn còn phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo được chất lượng sau đào tạo. Việc đảm bảo chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho người lao động dễ tìm việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề. Tuy nhiên, đối với Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang đội ngũ giáo viên cơ hữu ít, chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng.
+ Biên chế: 12 Hợp đồng: 13 - Đội ngũ giáo viên:
+ Cơ hữu: 8 giáo viên + Thỉnh giảng: 20 giáo viên
Trình độ đào tạo của giáo viên cơ hữu Số lượng của giáo viên cơ hữu
Đại học 7
Cao đẳng 01
Trung cấp 0
Tổng số 8
- Số giáo viên cơ hữu dạy được cả lý thuyết và thực hành: 8 đạt tỷ lệ 100%
2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Một trong những điều kiện quan trọng trong việc phát triển đào tạo nghề nói chung và phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt sẽ cho phép mở rộng được ngành nghề, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng và thu hút người học. Để đảm bảo hiệu quả đề án 1956, Nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề tương đối lớn.
Với tổng diện tích 21.730 m2, trong đó phòng học, cơ sở thực hành, nhà làm việc kiên cố 8.765m2. Như vậy cho thấy điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề đã được đầu tư lớn trong những năm qua.
Về máy móc thiết bị, trong 5 năm qua đã được đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho học viên thực hành. Tuy nhiên số lượng máy móc này mới chỉ đáp ứng được quy định về thiết bị tối thiểu dạy cho từng nghề. Chưa có những thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại phù hợp với tính mới của thị trường sản xuất.
Không những đối với các ngành công nghiệp, các ngành về nông nghiệp, thuỷ sản cũng đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thực hành đã có như các trại, vườn, ao, hồ … nhưng chưa được khai thác triệt để. Công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn kém.
2.2.5. Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang TH HN-DN Ninh Giang
Bảng 2.1: Danh mục các nghề đào tạo cho lao động nông thôn
của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang
TT Tên nghề Mã nghề Trình độ đào tạo
1 Vi tính văn phòng 224802 Sơ cấp nghề
2 May công nghiệp 225402 Sơ cấp nghề
3 Cắt may trang phục nữ 225402 Sơ cấp nghề 4 Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ 225103 Sơ cấp nghề 5 Sửa chữa quạt, động cơ điện, ổn áp 225103 Sơ cấp nghề 6 Trồng lúa năng suất cao 226201 Dưới 3 tháng
7 Trồng rau an toàn 226201 Dưới 3 tháng
2.3. Thực trạng huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy lao động nông thôn tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang
Đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ninh Giang trong những năm gần đây chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các DN. Đa số các DN tự tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho
mình. Chính vì vậy mối quan hệ giữa Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang với DN rất mờ nhạt, chủ yếu là quan hệ xã hội thông thường ít có sự hợp tác, liên kết hỗ trợ lẫn nhau.
2.3.1. Huy động tài lực
Nguồn kinh phí chi đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí huy động từ DN nhưng rất hạn chế.
Bảng 2.2. Tổng kinh phí chi hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang giai đoạn 2011-2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Ước 2016 Tổng kinh phí (nghìn đồng) 8.621.923 4.027.341 607.750 3.626.461 1.596.000 990.250 1. Ngân sách nhà nước cấp 8.468.923 3.922.341 519.750 3.541.461 1.541.000 975.250 Tỷ lệ % 98.2 97.4 85.5 97.7 96.6 98.5 2. Huy động DN (nghìn đồng) 153.000 105.000 88.000 85.000 55.000 15.000 Tỷ lệ % 1.8 2.6 14.5 2.3 3.4 1.5
Qua bảng 2.2 cho thấy chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài lực của DN vẫn rất hạn chế và có xu hướng giảm dần theo các năm.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tài lực của DN
TT Nội dung Mức độ đồng ý ( %) (5 là rất tán thành, 1 rất không tán thành) 5 4 3 2 1 1
Huy động nguồn tài lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
45 20 10 15 10
2 Trung tâm đã khai thác và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài lực DN 25 20 5 30 20 Theo kết quả khảo sát, đa số các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ kỹ thuật đều đồng thuận về chủ trương huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục nghề nghiệp cho các đối tượng lao động nông thôn. Tuy nhiên có tới 50% ý kiến cho rằng Trung tâm chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của DN. Từ đó, cho thấy Ban lãnh đạo, CBGV Trung tâm cần chú trọng tăng cường hơn nữa trong việc huy động nguồn tài lực DN để phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó.
2.3.2. Huy động vật lực
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi đề án 1956 được đưa vào triển khai Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối lớn, tổng kinh phí đầu tư lên tới 14.784.097.000 đồng.
Về cơ bản các điều kiện về cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc, phôi liệu đủ để học sinh luyện tập theo chương trình đào tạo và đã đáp ứng được nhiệm vụ DHTH. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho HS tự luyện tập để nâng cao tay nghề và có thể làm được việc ngay khi ra trường không bị bỡ ngỡ thì điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế. Máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học ở các nghề không đồng bộ, có những nghề thiết bị dạy học rất hiện đại nhưng có những nghề thiết bị dạy học lại lạc hậu, quá cũ. Sự thiếu thốn về nguyên vật liệu cũng thể hiện khá rõ ở việc: hầu như học viên phải sử dụng nguyên vật liệu của các khoá trước để luyện tập, hoặc có những thời điểm nguyên vật liệu không đủ để HS luyện tập kỹ năng nghề cơ bản chứ chưa nói đến luyện tập nâng cao, v.v... Nguyên nhân trên làm hạn chế chất lượng học tập thực hành của HS. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy nghề thì việc huy động nguồn vật lực của DN là rất cần thiết.
Hình 2.1: Ý kiến về việc huy động nguồn vật lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Việc huy động nguồn vật lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang rất hạn chế. Sự đóng góp tài sản cho Trung tâm hầu như không có. Chủ yếu là DN hỗ trợ vật tư thực hành; cho mượn cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hoặc tạo môi trường thực hành cho học viên.
2.3.3. Huy động nhân lực
Do chỉ tiêu biên chế của Trung tâm rất ít, 12 biên chế. Trong đó: Quản lý và hành chính: 04 người; giáo viên: 08 người. Đội ngũ giáo viên vừa tham gia dạy hướng nghiệp nghề vừa phải tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác nên không đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo của Trung tâm. Chính vì vậy, Trung tâm đã chú trọng tới việc khai thác đội ngũ giáo viên thỉnh giảng. Lúc đầu, nguồn giáo viên thỉnh giảng chủ yếu là những giáo viên đã về hưu hoặc giáo viên của các của các Trung tâm bạn.
Để đảm bảo mục tiêu việc làm của đê án, điều kiện mở lớp phải có cam kết 3 bên: cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người học nghề. Trong quá trình thực hiện liên kết với DN Trung tâm đã nhận thấy đội ngũ giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng có kiến thức lý thuyết, nghiệp vụ sư phạm tốt nhưng kỹ năng làm việc thực tế kém. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia trong các DN lại có kỹ năng thực hành thực tế rất tốt, có thể bổ sung những yếu kém mà các giáo viên chưa có. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Trung tâm đã dần chú trọng đến đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong các DN.
Trung tâm chủ yếu mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các DN, các chuyên gia trong các lĩnh vực nghề liên quan đến tập huấn và đảm nhiệm dạy phần thực hành. Ngoài ra đối với các nghề phi nông nghiệp, Trung tâm đặc biệt