Nguồn lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.6. Nguồn lực doanh nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt, Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Nguồn lực doanh nghiệp là một phần trong các nguồn lực xã hội. Nguồn lực xã hội là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và thị trường ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi.

Theo Daft (1983) những nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản, năng lực, những quy trình của tổ chức, những thuộc tính của doanh nghiệp, thông tin, tri thức…, mà doanh nghiệp kiểm soát nó cho phép doanh nghiệp hình thành và thực hiện các chiến lược giúp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của mình. Trong ngôn ngữ phân tích chiến lược truyền thống, những nguồn lực của doanh nghiệp là những điểm mạnh giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành và thực hiện các chiến lược của mình [39].

Từ đây có thể thấy nguồn lực DN bao gồm các yếu tố: nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vô hình, năng lực quản lý của doanh nghiệp, vốn và thị trường ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của DN.

Dựa vào các khái niệm trên, căn cứ vào phạm vi nguồn lực DN để phát triển giáo dục nói chung và hoạt động đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể phân chia nguồn lực DN thành hai nhóm chính:

- Nhóm nguồn lực vật chất bao gồm tài lực và vật lực; - Nhóm nguồn lực phi vật chất là nhân lực và thông tin.

Cả hai nhóm nguồn lực này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)