.Các nhân tố từ phía giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 31 - 32)

Giảng viên là ngƣời đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con ngƣời, tạo ra lực lƣợng lao động mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lƣợng nguồn nhân lực. Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay, việc chuẩn bị nhân tài, lực lƣợng lao động cho sự nghiệp CNH, HĐH, là sự đầu tƣ vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Trƣớc những đòi hỏi đó, vai trò của ngƣời thầy càng có ý nghĩa. Sứ mệnh, nhiệm vụ của

những nhà giáo hơn lúc nào hết rất nặng nề và ngƣời giảng viên hơn ai hết hiểu rõ mình cần phải nâng cao năng lực và phẩm chất để đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi mới.

Bên cạnh đó, trình độ, kiến thức, nhận thức của học viên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, năng lực; phẩm chất, nhân cách đạo đức; phƣơng pháp truyền đạt của ngƣời dạy. Phƣơng pháp dạy thay đổi, từ chỗ lấy ngƣời dạy là trung tâm sang lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình dạy - học, đòi hỏi ngƣời thầy không chỉ có kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về lĩnh vực chuyên môn mình đảm trách mà còn phải có phƣơng pháp tổ chức việc học cho học viên. Ngƣời thầy phải trở thành ngƣời định hƣớng, kích thích hoạt động cho học viên, hƣớng dẫn cho họ cách tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm kiến thức bằng suy nghĩ, hành động.

Chính vì những đòi hỏi thiết thực đó, ngƣời giảng viên phải phấn đấu, rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất để bƣớc lên một tầm cao mới tiến kịp với thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)