Cơ cấu bộ máy tổchức của Trường Đại học Lao động – Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 59 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan trƣờng Đại học Lao độngXã hội

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổchức của Trường Đại học Lao động – Xã hội

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của trƣờng ĐHLĐ- XH

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng, ban trong trường

 Chức năng, nhiệm vụ của trƣờng ĐHLĐ-XH

Đào tạo nhân lực có trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung học về Lao động – Xã hội; tổ chức nghiên cứu khoa học về Lao động – Xã hội.

Nghiên cứu khoa học về Lao động – Xã hội; kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Xây dựng và quản lý đội ngũ CB,GV, nhân viên của Trƣờng đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do BLĐTBXH

 Chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng, ban của Trƣờng

Hiệu trưởng

Hiệu trƣởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của nhà trƣờng, ngƣời có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng trƣớc Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh – Xã hội và cán bộ viên chức toàn trƣờng.

Hiệu trƣởng quyết định mọi công việc có liên quan đến nhiệm vụ của Trƣờng, có quyền đề xuất thành lập các Hội đồng tƣ vấn, sử dụng hệ thống tổ chức, bộ máy giúp việc và tham mƣu từng lĩnh vực công việc. Hiệu trƣởng đề nghị Bộ trƣởng Lao động Thƣơng binh – Xã hội bổ nhiệm một số Phó Hiệu trƣởng để giúp Hiệu trƣởng phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

Hàng năm, Hiệu trƣởng chủ trì cuộc họp toàn thể cán bộ, viên chức để tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học trƣớc và triển khai nhiệm vụ năm học tiếp theo.

Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trƣởng là ngƣời giúp việc cho Hiệu trƣởng, phụ trách chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác của Trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về phạm vi công việc đƣợc giao, định kỳ báo cáo tới Hiệu trƣởng những công việc đã, đang, sẽ làm và dự kiến kế hoạch thực thi các công việc trong lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách.

Phó Hiệu trƣởng đƣợc quyền ký thay Hiệu trƣởng về các văn bản trong lĩnh vực mình phụ trách, giải quyết và ký các văn bản khác khi đƣợc hiệu trƣởng uỷ quyền.

Phòng đào tạo

Phòng đào tạo có chức năng giúp Hiệu trƣởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ chính quy của Trƣờng. Chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung chƣơng trình đào tạo, quản lý chất lƣợng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập của học sinh – sinh viên từ khi nhập Trƣờng đến khi tốt nghiệp.

Phòng tại chức

Phòng tại chức giúp Hiệu trƣởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm, chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: khai thác nguồn đào tạo, quản lý chất lƣợng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên từ khi nhập trƣờng đến khi tốt nghiệp.

Phòng khoa học và hợp tác quốc tế

Phòng khoa học và hợp tác quốc tế có chức năng giúp Hiệu trƣởng xây dựng, tổ chức, quản lý, triển khai và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và hợp tác quốc tế nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của Nhà trƣờng.

Phòng tổ chức cán bộ

Phòng tổ chức cán bộ giúp Hiệu trƣởng trong việc xây dựng, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, quy hoạch, sắp xếp, bổ sung, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ viên chức, thực hiện công tác chế độ chính sách, công tác bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, quy định quản lý trong nội bộ Trƣờng.

Phòng kế toán tài vụ

Đây là phòng có chức năng giúp Hiệu trƣởng thực hiện chức năng quản lý toàn bộ Tài chính – Tài sản của Nhà trƣờng theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về đảm bảo an toàn, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản đƣợc giao.

Phòng hành chính tổng hợp

Chức năng là tham mƣu cho Hiệu trƣởng về công tác hành chính tổng hợp. Thực hiện công tác lễ tân, hành chính, văn thƣ, lƣu trữ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền.

Phòng quản trị thiết bị

Tham mƣu cho Hiệu trƣởng sử dụng cơ sở vật chất của Trƣờng. Theo dõi, sử dụng hiệu quả tài sản của Trƣờng phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.

Phòng công tác sinh viên

Giúp Hiệu trƣởng về công tác quản lý học sinh – sinh viên, tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong học sinh – sinh viên, theo dõi thi đua khen thƣởng, kỷ luật, quản lý học sinh – sinh viên, thực hiện chính sách của Nhà nƣớc đối với học sinh – sinh viên.

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Chức năng của trung tâm là tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

Ban quản lý dự án

Tham mƣu giúp Hiệu trƣởng về dự án quy hoạch và quản lý xây dựng các công trình mới, sửa chữa lớn các công trình của Nhà trƣờng theo quy định chung của Nhà nƣớc.

Trạm y tế

Giúp Hiệu trƣởng về công tác chăm lo sức khỏe, điều trị bệnh thông thƣờng và điều trị bệnh ban đầu cho cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên, làm công tác vệ sinh môi trƣờng trên cơ sở chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Y tế tuyến trên.

Các khoa và bộ môn trực thuộc

Khoa là đơn vị đƣợc phân cấp với chức năng quản lý hành chính về đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh và đời sống xã `hội theo kế hoạch đƣợc giao, quản lý cơ sở vật chất trong khoa. Các khoa trong trƣờng bao gồm: Khoa Kế Toán ; Khoa Quản lý- Lao động; Khoa Bảo hiểm; Khoa Công tác Xã hội ; Khoa Quản trị kinh doanh; Khoa Kỹ thuật chỉnh hình; Khoa Sau đại học; Khoa Lý luận chính trị; Khoa Ngoại ngữ.

Bộ môn là đơn vị hành chính cơ sở vừa là đơn vị học thuật cơ sở, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các hệ và bậc học trong Trƣờng, thực hiện công tác

nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, quản lý bồi dƣỡng giảng viên, quản lý học sinh – sinh viên trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao.

Bảng 3.1. Quy mô đào tạo của trƣờng ĐHLĐXH qua các năm học

Đơn vị: Người Hệ đào tạo 2012 - 2013 2013 - 2014 So sánh (2013/2012) Chênh lệch Tỷ lệ % Tổng quy mô 10.655 10.735 80 0.75 Thạc sỹ 200 232 32 13.8 Đại học 6653 8756 2130 24.02 Cao đẳng 1963 1141 -822 -72 Trung học 174 0 -174 0 Liên thông 1665 606 -1059 -174.7

Nguồn: Phòng công tác sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội

Trong những năm gần đây, số lƣợng sinh viên đƣợc đào tạo theo các hệ tại trƣờng có sự thay đổi rất lớn. Cụ thể là số lƣợng sinh viên và học viên theo học 2 hệ Đại học và Cao học tăng mạnh. Bảng số liệu 3.3 cho thấy, năm 2013, sinh viên hệ đại học đƣợc đào tạo tăng 24,02%, và học viên cao học tăng 13,8% so với năm 2012. Mặc dù 2 hệ đào tạo này có tỷ lệ tăng khá cao, nhƣng tỷ lệ tăng quy mô của cả trƣờng là rất thấp, với tỷ lệ 0,74%. Lý giải thực trạng này là do năm 2013, trƣờng ĐHLĐXH đã tạm ngừng tuyển sinh sinh viên, học sinh hệ cao đẳng, trung cấp và liên thông tại trƣờng. Việc quy mô đào tạo tăng đồng thời mức học phí của các hệ tăng qua các năm (bảng 3.4) làm cho nguồn thu của nhà trƣờng tăng lên đáng kể. Đây sẽ là cơ sở để lãnh đạo trƣờng có các biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích tạo động lực làm việc cho các GV thông qua công cụ nhƣ tiền lƣơng, thƣởng, phúc lợi hoặc các chế độ đãi ngộ khác,...

Bảng 3.2. Mức học phí của trƣờng ĐHLĐXH qua các năm học

Đơn vị: đồng/kỳ/sinh viên

Hệ đào tạo 2012-2013 2013-2014 Chênh lệch (%)

Đại học 420.000 485.000 15.48

Cao đẳng 330.000 380.000 15.15

Trung học 290.000 340.000 17.24

Liên thông 500.000 550.000 10

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ

3.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên của trường đại học Lao động xã hội

3.1.3.1 Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ giảng viên

Về số lượng

Trƣờng Đại học lao động - Xã hội sau khi chính thức chuyển từ trƣờng Cao đẳng lên thành trƣờng Đại học đến nay đã có những bƣớc chuyển đổi rất lớn với việc mở thêm các chuyên ngành đào tạo, các loại hình đào tạo cũng nhƣ tăng thêm quy mô sinh viên và giảng viên.

Hiện nay trƣờng Đại học Lao động Xã hội cơ sở 43 Trần Duy Hƣng tính đến ngày 01/10/2014 có 492 cán bộ, giảng viên, trong đó bao gồm: Cán bộ quản lý các phòng ban; Giảng viên; Chuyên viên; nhân viên nghiệp vụ các phòng ban chức năng.

Trong đó có 325 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại các khoa, bộ môn của trƣờng. Giảng viên cơ hữu là 311 ngƣời, giảng viên kiêm chức là 14 ngƣời, còn năm 2013 số lƣợng giảng viên cơ hữu là 296, giảng viên kiêm chức là 15 ngƣời.Với số lƣợng giảng viên cơ hữu nhƣ vậy thì quy đổi số sinh viên/1 giảng viên nhƣ sau:

Bảng 3.3: Quy đổi số lƣợng sinh viên/1 giảng viên Số lƣợng sinh viên (ngƣời) Số lƣợng GV cơ hữu (ngƣời) Quy đổi SV/1GV Năm 2012 – 2013 10655 296 36 Năm 2013 - 2014 10735 306 35,08 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ

Tỷ lệ sinh viên/ giảng viên còn khá cao, nếu theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì tỷ lệ quy định chung cho các trƣờng đại học trong cả nƣớc là 20 sinh viên/1 giảng viên, nhƣ vậy với số lƣợng sinh viên ngày càng có xu hƣớng tăng nếu xét về số lƣợng thì số lƣợng giảng viên của trƣờng đại học Lao động Xã hội vẫn chƣa đảm bảo và còn ở mức cao chƣa nói tới chất lƣợng giảng viên cũng chƣa đáp ứng yêu cầu. Điều này đòi hỏi để đảm bảo quy đổi sinh viên/giảng viên nhƣ quy định thì nhà trƣờng cần điều chỉnh giảm chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành trong các năm tới hoặc bổ sung số lƣợng giảng viên, bổ sung đội ngũ giảng viên về số lƣợng theo quy tắc sau:

Số GV cần thiết bằng tổng số giờ trong 1 năm/ Số giờ định mức của mỗi giảng viên; Tổng số giờ trong một năm bằng số giờ của tất cả các lớp trong một năm.

Việc phát triển đủ số lƣợng giáo viên cần thiết để đảm bảo số giờ giảng dạy của giáo viên không vƣợt quá số giờ quy định theo Thông tƣ số 36/2010/TT ngày 15/12/ 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tƣ liên tịch số 06/2011/ TTLT-BNV ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục đào tạo “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng”;

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đƣợc quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy cho từng chức danh quy định nhƣ sau:

a) Giảng viên: 280 giờ chuẩn; b) Giảng viên chính: 300 giờ chuẩn; c) Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn.

Tuy nhiên theo thống kê giờ giảng của các khoa và bộ môn trong trƣờng thì hầu hết số giờ giảng thực tế của giảng viên đều vƣợt so với định mức giờ chuẩn.

Bảng 3.4 : Số giờ trung bình 1GV khoa quản lý lao động

STT Nội dung Đơn vị tính Năm 2012 – 2013 Năm 2013 - 2014

1 Tổng số giờ Giờ 24146 29577

2 Tổng số giáo viên Ngƣời 45 45

3 Số giờ trung bình/1GV Giờ/ngƣời 536,6 657,27

Nguồn Khoa Quản lý lao động

Khoa Quản lý lao động là một trong hai khoa có số lƣợng sinh viên đông nhất trƣờng và đứng thứ 2 về số lƣợng giảng viên song số giờ giảng của các giảng viên trong khoa đều vƣợt trên 100% định mức giờ giảng chuẩn. Số lƣợng giờ giảng nhiều gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giảng dạy. Tuy nhiên việc tăng số lƣợng giảng viên không phải là một giải pháp tốt trong điều kiện nguồn lực tài chính còn eo hẹp, chính sách thù lao chƣa có tác dụng thu hút giảng viên giỏi.

Về chất lượng

Bảng 3.5. Cơ cấu trình độ của giảng viên trƣờng ĐHLĐXH

Năm Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tổng số GV 306 100 311 100 325 100 GS.TS 0 0 0 0 6 1.85 PGS.TS 5 1,64 5 1,61 12 3.69 Tiến sỹ 14 4,57 18 5,79 39 12 Thạc sỹ 172 56,21 174 55,95 177 54.46 Đại học 115 37,58 114 36,65 91 28 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lƣợng giảng viên qua các năm có xu hƣớng tăng lên. Năm 1997, khi Trƣờng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định nâng cấp trƣờng cán bộ Lao động - Xã hội thành trƣờng Cao đẳng Lao động - Xã hội, khi đó đội ngũ giảng viên của trƣờng chỉ có 50 giảng viên. Nhƣng trong những năm gần

đây, số lƣợng giảng viên đã tăng lên cả số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2012 số giảng viên là 306 thì đến năm 2014, số giảng viên đã tăng lên thành 325 ngƣời ( tăng 6,21% so với năm 2012). Bên cạnh việc tăng về quy mô, số lƣợng đội ngũ giảng viên thì chất lƣợng, trình độ của giảng viên cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Năm 2012, cả trƣờng không có giảng viên nào có học hàm là Giáo sƣ, thì đến năm 2014 trƣờng đã mời đƣợc 6 Giáo sƣ về trƣờng công tác. Số lƣợng giảng viên là PGS.TS cũng tăng lên từ 5 ngƣời trong 2 năm 2012, 2013 thì năm 2014 con số này đã là 12 ngƣời. Tỷ lệ giảng viên có học vị Tiến sỹ cũng tăng lên qua các năm. Năm 2012, số giảng viên là tiến sỹ chỉ chiếm 4,57%, năm 2013 tăng lên thành 5,79% nhƣng đến năm 2014 tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, chiếm 12 %. Đối với trình độ của giảng viên, thì số giảng viên có trình độ Thạc sỹ trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2012 chiếm 56,21% và đến năm 2014 tỷ lệ này có giảm hơn những vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 54.46 %. Số giảng viên ở trình độ đại học chiếm 28% giảm 8,65% so với năm 2013. Điều này cho thấy trình độ của các giảng viên trong trƣờng đã không ngừng đƣợc nâng lên cả về số và chất lƣợng. Các giảng viên luôn ý thức đƣợc việc không ngừng học tập để nâng cao trình độ cho bản thân.

Bảng 3.6: Tổng hợp trình độ giảng viên theo trình độ chuyên môn của các khoa, bộ môn TT Tên đơn vị Tổn g Trình độ G.S PGS TS ThS ĐH Khá c Tổng số 325 6 12 39 177 91

1 Khoa Quản lý lao động 45 2 5 7 25 6

2 Khoa Công tác xã hội 29 1 0 4 22 2

3 Khoa Bảo hiểm 25 0 0 5 14 6

4 Khoa Kế toán 63 2 4 9 40 8

5 Khoa Quản trị kinh doanh 29 1 2 3 11 12 6 Khoa Kỹ thuật chỉnh hình 20 0 1 0 4 15

7 Khoa Lý luận chính trị 16 0 0 2 7 7 8 Khoa Ngoại ngữ 32 0 0 2 25 5 9 Bộ môn GD TTC- QP 14 0 0 0 5 9 10 Bộ môn Luật 15 0 0 2 8 5 11 Bộ môn Thống kê 10 0 0 3 7 0 12 Bộ môn Tin học 16 0 0 1 5 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)