Phƣơng hƣớng phát triển của trƣờng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 104 - 107)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng phát triển của trƣờng trong thời gian tới

4.1.1. Mở rộng quy mô đào tạo

Theo định hƣớng phát triển từ nay đến năm 2020, quy mô đào tạo của trƣờng sẽ mở thêm một số ngành đào tạo mới nhƣ: Công nghệ thông tin, Quản trị hành chính - văn phòng, một số ngành nghề thuộc lĩnh vực dạy nghề: điện tử, cơ khí,…hƣớng tới việc đào tạo nguồn nhân xã hội đang cần nói chung và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Lao động - Xã hội nói riêng.

Với định hƣớng phát triển nhƣ vậy thì dự đoán số lƣợng học sinh - sinh viên theo học tại trƣờng trong tƣơng lai sẽ gia tăng nhanh chóng. Định hƣớng đào tạo của nhà trƣờng là:

- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học, phát triển thêm đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kế toán , Bảo hiểm, Công tác xã hội.

- Phát triển thêm các ngành đào tạo mới nhƣ ngành Quản trị kinh doanh, ngành Kinh tế lao động. Phát triển thêm các chuyên ngành đào tạo mới nhƣ chuyên ngành công tác xã hội với trẻ em, Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật, chuyên ngành Bảo hiểm thƣơng mại, Tài chính doanh nghiệp,...

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo tiến tới đào tạo theo hệ thống tín chỉ. - Đào tạo một số lớp bằng tiếng Anh bậc đại học ngành Công tác xã hội, Quản trị nhân lực .

- Tăng cƣờng liên kết, hợp tác đào tạo với nƣớc ngoài, duy trì và mở rộng việc hợp tác với nƣớc ngoài đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và đƣa sinh viên đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

4.1.2. Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên

Cùng với định hƣớng gia tăng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng, thì việc gia tăng số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ GV là việc làm tất yếu. Trong những năm học tiếp theo, trƣờng sẽ tiến hành tuyển thêm nhiều giảng

viên từ nhiều nguồn khác nhau, dự báo đến năm 2020, số lƣợng GV của trƣờng sẽ đạt 600 - 800 giảng viên, trong đó 65% có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, 25% đạt trình độ Tiến sỹ.

Để đáp ứng đƣợc mục tiêu trên, ngay từ những năm học trƣớc, bên cạnh việc mở rộng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học, trƣờng đã cử các giảng viên có năng lực đi đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm. Trong tƣơng lai gần, trƣờng sẽ có một đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, đủ sức đáp ứng các nhu cầu đào tạo trong tƣơng lai.

4.1.3. Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy

Bắt đầu năm học 2013 - 2014, nhà trƣờng tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đây là một sự thay đổi lớn trong chƣơng trình giảng dạy của nhà trƣờng. Chính sự thay đổi này sẽ làm cho khung chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng cũng thay đổi. Lãnh đạo nhà trƣờng đang gấp rút huy động các khoa, bộ môn hoàn thiện hệ thống giáo trình bài giảng để việc đào tạo theo tín chỉ đƣợc thực hiện đúng tiến độ. Phấn đấu trong thời gian tới trƣờng sẽ có hệ thống giáo trình đầy đủ, phù hợp với đặc thù ngành, nghề đào tạo của mình.

4.1.4. Định hướng và mục tiêu nghiên cứu khoa học

- Mục tiêu NCKH: Đến năm 2020, Trƣờng sẽ là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Lao động – xã hội.

- Định hướng NCKH:

+ Ƣu tiên thực hiện các nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển của Trƣờng.

+ Nâng cao chất lƣợng của hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Đầy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, tổ chức bên ngoài.

+ Tăng cƣờng tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển của ngành và đất nƣớc.

- Nhiệm vụ NCKH

+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo trình, bài giảng, sách tham khảo, sách chuyên khảo,…phục vụ đào tạo đại học và sau đại học của trƣờng.

+ Xây dựng, hoàn thiện chƣơng trình đào tạo, các quy định quản lý đào tạo theo tín chỉ và theo chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành, các hệ và các loại hình đào tạo của trƣờng.

+ Xây dựng, hoàn thiện các quy định quản lý của trƣờng để đáp ứng yêu cầu Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo và yêu cầu phát triển của trƣờng.

+ Nghiên cứu phục vụ việc mở ngành đào tạo mới hệ đại học và sau đại học, đào tạo bằng hai và đào tạo từ xa.

+ Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - lao động – xã hội phục vụ cho việc hoạch định chính sách của ngành LĐTBXH và phục vụ cho đào tạo của trƣờng.

+ Mở rộng khai thác và hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức trong và ngoài nƣớc.

+ Tổ chức các hội thảo liên trƣờng, quốc gia và quốc tế.

Triển khai các đề tài, đề án theo hƣớng ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên, học sinh - sinh viên.

Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các dự án với Canada, UNICEF, UE, REI, Oxfarm,… Hợp tác với một số trƣờng đại học nƣớc ngoài trao đổi giảng viên, sinh viên và thăm quan học tập nhƣ: Đại học Memorial, Đại học Regina của Canada, Đại học phụ nữ của Philipine, Đại học quốc gia Singapore, Đại học New South Wale của Úc,…

4.1.5. Công tác tổ chức cán bộ

Từng bƣớc kiện toàn tổ chức trong các đơn vị, chú trọng tăng cƣờng chất lƣợng, nghiên cứu thực hiện luân chuyển cán bộ trong nội bộ trƣờng theo hƣớng đúng với chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị giảng dạy, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện có.

Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập cơ sở đào tạo phía Nam và cơ sở đào tạo Sơn Tây trình Bộ phê duyệt. Ban hành quyết định thành lập và chỉ đạo xây dựng

quy chế hoạt động của các cơ sở đó, đảm bảo vận hành nhịp nhàng, đúng quy định của luật pháp.

Nghiên cứu và tiếp tục phân cấp quản lý cho các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ; nghiên cứu chuyển giao một số công việc quản lý đào tạo cho các khoa, các bộ môn quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 104 - 107)