1.4 .1Thu hút nhân lực
1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực giảng viên
1.5.3. Năng lực nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học đƣợc quan niệm là một chức năng đặc trƣng của giáo dục đại học. Với chức năng này, các trƣờng đại học không chỉ là trung tâm đào tạo mà đã thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Do đó, để phù hợp với chức năng này, yêu cầu ngƣời giảng viên phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động này cần đƣợc đánh giá.
Có rất nhiều cách để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học cũng nhƣ các hoạt động sáng tạo của giảng viên. Tuy nhiên, ở đây chúng ta đề cập đến một số tiêu chí sau:
o Số lƣợng và chất lƣợng các ấn phẩm đƣợc xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là danh tiếng của các tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến các công trình nghiên cứu.
o Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới.
o Kết quả nghiên cứu đƣợc áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu đƣợc áp dụng nhƣ là những ý tƣởng mới hoặc những sáng kiến quan trọng cho công việc).
Số lƣợng sách và tài liệu tham khảo đƣợc xuất bản/sử dụng
o Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo.
o Số lƣợng các chƣơng viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo
o học thuật/kỹ năng nghiên cứu.
Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học
o Số lƣợng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học tham gia.
o Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học.
o Hƣớng dẫn, bồi dƣỡng các nhà khoa học trẻ.
o Tham gia các hội nghị/hội thảo
o Tham gia với vai trò là ngƣời thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo trong và ngoài nƣớc.
o Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các trƣờng đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài.
o Các giải thƣởng về khoa học