CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
2.3.1. Tổng quan tài liệu
Tổng quan nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực giảng viên trƣờng Đại học Lao động – Xã hội nói riêng.
Thu thập thông tin thứ cấp: các chính sách, quy định, các tài liệu, báo cáo từ các phòng/ban liên quan đến hoạt động nhân sự để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và quản trị nhân lực của trƣờng.
2.3.2. Khảo sát thực tế
Nhằm tìm hiểu thực trạng nhân sự và chính sách phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trƣờng đại học Lao động và Xã hội và mong muốn, khuyến nghị của giảng viên thông qua việc khảo sát, phỏng vấn sâu các đối tƣợng, bao gồm: (i)
Đại diện ban giám hiệu nhà trường, (ii) Đại diện một số phòng/ban, (iii) giảng viên đang giảng dạy trong trường.
2.3.2.1. Mục tiêu khảo sát
Xác định thực trạng nguồn nhân lực giảng viên và các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên trƣờng Đại học Lao động và Xã hội.
2.3.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát - Đối tượng khảo sát:
+) Đại diện Ban giám hiệu trƣờng: phỏng vấn sâu về hoạt động nhân sự, công tác phát triển nguồn nhân lực cho giảng viên hiện nay; giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân lực và nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên; và chiến lƣợc nhân sự trong giai đoạn tới của nhà trƣờng.
+) Đại diện một số phòng/ban: phỏng vấn sâu về hoạt động nhân sự và các chính sách phát triển nguồn lực giảng viên hiện nay; một số nhân tố tác động đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực giảng viên; giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
+) Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy: phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc;
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 - 2014.
- Phạm vi không gian: Trƣờng Đại học Lao động và Xã hội cơ sở 43 Trần
Duy Hƣng, Hà Nội.
2.3.2.3. Phương pháp khảo sát a. Công cụ khảo sát
Nội dung Bảng hỏi “Khảo sát các chính sách phát triển nguồn nhân lực
giảng viên trường Đại học Lao động và Xã hội”, bao gồm 3 phần chính: (i) Thông
tin chung của ngƣời trả lời phỏng vấn: giới tính, độ tuổi, vị trí chức danh, trình độ hiện tại, thời gian công tác; (ii) Tìm hiểu các chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc, điều kiện và môi trƣờng làm việc, chế độ thù lao đối với giảng viên; (iii) Xác định nhu cầu/mong muốn của ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với công việc hiện tại.
Phỏng vấn sâu Ban giám hiệu nhà trường: Phỏng vấn lãnh đạo Trƣờng về
các vấn đề: (i) Thực trạng số lƣợng và chất lƣợng giảng viên đang làm việc tại trƣờng; (ii) Các chính sách nhân sự, chính sách đào tạo, phát triển giảng viên, chính sách tạo động lực… đang áp dụng tại trƣờng; (iii) Đánh giá về nhu cầu và mong muốn của giảng viên trong trƣờng; (iv) Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên thông qua các chính sách và hoạt động quản lý trong thời gian tới.
b. Mẫu khảo sát
Trên cơ sở tổng số GV trƣờng đại học Lao động Xã hội đƣợc phân bổ ở các khoa trực tiếp làm công tác giảng dạy, tác giả tiến hành khảo sát 111 ngƣời theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 98 giảng viên, 1 cán bộ phòng Tổ chức cán bộ, 1 thành viên trong Ban giám hiệu. Đối với mỗi GV đƣợc khảo sát, tác giả sử dụng bảng hỏi để điều tra thu thập thông tin, bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành điều tra phỏng vấn sâu 1 thành viên Ban giám hiệu. Các ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu về phát triển nguồn nhân lực giảng viên phản ánh hai phƣơng diện:
- Đánh giá của ngƣời triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong trƣờng.
- Đánh giá của ngƣời sử dụng GV sau quá trình đào tạo và phát triển.
Trên cơ sở điều tra trên một mẫu nhỏ, tác giả nhận thấy thông tin thu thập đƣợc từ điều tra bằng bảng hỏi đối với GV có chất lƣợng cao hơn so với thông tin thu thập đƣợc từ phỏng vấn do vấn đề phát triển nguồn nhân lực giảng viên có độ nhạy cảm.
Tuy nhiên những thông tin thu thập đƣợc từ phỏng vấn cũng là một cơ sở để đánh giá lại những thông tin thu thập đƣợc từ GV.
Bảng 2.1. Đối tƣợng và mẫu khảo sát
Phòng/ban/khoa Đối tƣợng Tổng mẫu Mẫu khảo sát Ghi chú Ban giám hiệu Lãnh đạo trƣờng 2 01 ngƣời PVS
P. Tổ chức Nam 3 1 Bảng hỏi
Nữ 5 1 Bảng hỏi
K. QLLĐ Nam 12 9 Bảng hỏi
Nữ 32 30 Bảng hỏi
K. Công tác XH Nam 5 3 Bảng hỏi
Nữ 24 18 Bảng hỏi
K. Bảo hiểm Nam 6 3 Bảng hỏi
Nữ 19 15 Bảng hỏi
K. Kế toán Nam 8 5 Bảng hỏi
Nữ 55 25 Bảng hỏi
c. Hạn chế của cuộc khảo sát
Đây là nghiên cứu trƣờng hợp, chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động nhân sự và chính sách phát triển nguồn nhân lực giảng viên trƣờng với số lƣợng mẫu hạn chế nên các phân tích và kết luận trong báo cáo này chỉ trong phạm vi trƣờng Đại học Lao động và Xã hội mà không có ý nghĩa suy rộng toàn bộ công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên các trƣờng đại học trên địa bàn và cả nƣớc.
Về thu thập số liệu, nội dung khảo sát có một số vấn đề khá nhạy cảm nhƣ đánh giá chất lƣợng giảng viên từ phía lãnh đạo nhà trƣờng và đại diện các phòng/ban cũng nhƣ đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực của trƣờng nên khi trả lời phỏng vấn, đại diện trƣờng và giảng viên có thể né tránh trả lời hay cung cấp thông tin chƣa thực sự chính xác.