Mục tiêu, chiến lược của trường đại học
Mục tiêu, chiến lƣợc của mỗi trƣờng đại học khác nhau sẽ tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực giảng viên của mỗi trƣờng là khác hau. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo dựng thƣơng hiệu và uy tín cho các trƣờng đại học trong tƣơng lai. Khi mục tiêu, chiến lƣợc rõ ràng sẽ định hƣớng cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực giảng viên hiệu quả.
Quan điểm của lãnh đạo đơn vị về phát triển nguồn nhân lực giảng viên
Đây là nhân tố ảnh hƣởng và tác động rất lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong nhà trƣờng. Nếu lãnh đạo nhà trƣờng nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, thì lãnh đạo trƣờng sẽ cùng các đơn vị chức năng đƣa ra đƣợc những cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có nhiều cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng trong công việc. Khi đó, nhà trƣờng sẽ kiểm soát đƣợc chất lƣợng giảng dạy và công tác của giảng viên từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo, xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của trƣờng xứng tầm với các trƣờng trọng điểm trong khu vực và trên thế giới.
Ngƣợc lại, nếu chính sách, quan điểm của lãnh đạo trƣờng về phát triển nguồn nhân lực giảng viên không đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức thì sẽ không tạo đƣợc động lực phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ giảng viên cũng nhƣ không xây dựng đƣợc hình ảnh, vị thế, sự phát triển bền vững của nhà trƣờng trong tƣơng lai.
Công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực
Đây là hoạt động trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở các trƣờng đại học. Đào tạo – phát triển giúp đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ với công việc. Để việc phát triển nguồn nhân lực giảng viên đạt hiệu quả cao thì nhà trƣờng cần bắt đầu từ việc xác định đúng nhu cầu đào tạo để xác định đúng nội dung, đối tƣợng cần đào tạo, từ đó thiết kế, xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp. Khi tiến hành đào tạo – phát triển giảng viên, trƣờng đại học sẽ duy trì và nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ giảng viên nhờ đó tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các trƣờng đại học khác.
Khả năng tài chính và sự đầu tư cho phát triển NNL
Khả năng tài chính cũng ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Có rất nhiều hình thức và phƣơng pháp đào tạo hiệu quả nhƣng lại đòi hỏi kinh phí lớn. Nếu trƣờng đại học không có năng lực tài chính mạnh thì nên biết phân bổ ngân sách hợp lý để đầu tƣ cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực giảng viên.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, nghiên cứu
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu. Cơ sở vật chất có ảnh hƣởng tới khả năng làm việc và khả năng sáng tạo của giảng viên, nếu đƣợc làm việc trong một môi trƣờng đảm bảo đủ cơ sở vật chất thì khả năng sáng tạo của giảng viên sẽ đƣợc phát huy. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội sẽ không tạo ra động lực học tập, làm việc tốt. Do đó, việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến hiện đại sẽ góp phần giúp trƣờng đại học nâng cao chất lƣợng đào tạo, đảm bảo chất lƣợng đội ngũ giảng viên đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.
Văn hóa của trường
Văn hóa tổ chức là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi tổ chức tạo ra chuẩn mực hành vi. Văn hóa của trƣờng tạo ra chuẩn mực về hành vi, đạo đức, tác phong của ngƣời giảng viên. Nó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực giảng viên vì chúng tạo ra sức mạnh tinh thần thông qua việc hình thành văn hóa thi đua, phong trào học tập, nghiên cứu, giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau…