CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên tại trƣờng Đại học
3.3.2 Đào tạo và phát triển giảng viên
Nhà trƣờng đang từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu và khẳng định vị thế của mình nên đào tạo đội ngũ giảng viên là vấn đề luôn đƣợc quan tâm và chú trọng.
3.3.2.1. Lập kế hoạch đào tạo
Căn cứ vào định hƣớng phát triển của trƣờng, quan điểm của lãnh đạo trƣờng, nguồn ngân sách của Bộ, nguồn đầu tƣ của các tổ chức phi chính phủ để phòng tổ chức cán bộ và Trung tâm đào tạo cán bộ công chức lập kế hoạch đào tạo giảng viên cho nhà trƣờng.
3.3.2.2. Triển khai đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo rất quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo phù hợp, hiệu quả. Việc xác định nhu cầu đào tạo đƣợc thực hiện thông qua phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tổ chức cán bộ hƣớng dẫn các khoa, các bộ môn trong trƣờng thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình. Nhu cầu đào tạo giảng viên đƣợc xác định căn cứ vào định hƣớng phát triển nhà trƣờng trong thời gian tới và đòi hỏi của thực tế để đặt ra những yêu cầu với đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, tƣ tƣởng chính trị để làm tốt nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó, các lãnh đạo khoa, bộ môn có thể đề xuất nhà trƣờng các hình thức đào tạo phù hợp cho giảng viên đơn vị mình và xin nhà trƣờng hỗ trợ kinh phí đào tạo. Những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo giảng viên:
Một là: Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động đào tạo trong từng năm, định hƣớng phát triển của nhà trƣờng trong các giai đoạn, quan điểm của lãnh đạo nhà trƣờng, hoạt động giảng dạy thực tế của giảng viên. Cơ cấu về trình độ, chuyên môn, thâm niên giảng dạy. Phản hồi, đánh giá của sinh viên về chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy.
Hai là: Thông qua việc quản lý, đánh giá hàng kỳ của lãnh đạo các khoa, các bộ môn đánh giá năng lực thực tế của giảng viên với tiêu chuẩn thực hiện công việc từ đó để thấy những kỹ năng cần thiết phải đào tạo đối với giảng viên để thực hiện công việc có chất lƣợng, hiệu quả.
Ba là: Dựa trên kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, cán bộ công chức, viên chức hàng năm của Bộ phân bổ cho các đơn vị thuộc Bộ.
Nhƣ vậy, có thể thấy việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ phụ thuộc vào ngân sách, chỉ tiêu phân bổ và quan điểm chủ quan từ phía lãnh đạo nhà trƣờng chƣa kết hợp đƣợc với nhu cầu, mong muốn cũng nhƣ nguyện vọng của giảng viên. Trên thực tế có rất nhiều giảng viên thực sự có nhu cầu đƣợc đào tạo để bổ sung và nâng cao thêm về kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, tuy nhiên thời gian để tham gia đào tạo không phù hợp, trùng với lịch giảng dạy nên mặc dù có nhu cầu nhƣng không thể tham gia đƣợc.
21 40 80 137 162 0 50 100 150 200 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng
Biểu 3.1: Số lƣợng giảng viên đƣợc cử đi học
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Qua khảo sát 100% giảng viên có nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, đào tạo chuyên môn nhƣ học cao học hoặc nghiên cứu sinh thì giảng viên tự xác định nhu cầu đào tạo của mình. Khi trúng tuyển, giảng viên báo cáo thủ trƣởng đơn vị (trƣởng khoa, trƣởng bộ môn), thủ trƣởng đồng ý gửi lên phòng Tổ chức cán bộ xem xét và phê duyệt quyết định cử đi học.
- Nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nƣớc là một nhu cầu quan trọng để nâng cao lập trƣờng tƣ tƣởng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ giảng viên về lĩnh vực lao động - thƣơng binh và xã hội. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc có rất nhiều thuận lợi song không ít những khó khăn, thách thức; đòi hỏi những ngƣời làm công tác giảng dạy càng phải có lập trƣờng, tƣ tƣởng vững vàng, không dao động trƣớc những tiêu cực của xã hội để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Bảng 3.9. Số lƣợng ngƣời tham gia qua các năm Đơn vị tính: người Năm Lớp 2012 2013 2014 Lý luận chính trị - 21 12 Quản lý nhà nƣớc 8 6 9 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Có thể thấy số lƣợng ngƣời đƣợc tham gia đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nƣớc rất ít vì phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Thêm vào đó, để xác định đƣợc nhu cầu đào tạo lĩnh vực này còn phải căn cứ vào ngân sách nhà nƣớc và quy hoạch cán bộ của trƣờng do đó đối tƣợng tham gia là một số giảng viên chính, lãnh đạo các khoa, bộ môn, lãnh đạo các phòng ban.
Nhƣ vậy việc xác định nhu cầu đào tạo giảng viên của trƣờng chƣa dựa trên phân tích công việc, phân tích nhu cầu của giảng viên và đánh giá thực hiện việc giảng dạy. Trong khi đó đa số giảng viên khi mới bắt đầu giảng dạy đều mới chỉ đƣơc đào tạo về chuyên môn, không đƣợc đào tạo về phƣơng pháp sƣ phạm. Mặt khác có giảng viên khi đã có các chứng chỉ rồi thì trong quá trình giảng dạy, giảng viên vẫn có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Do vậy việc xác định nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng chƣa hợp lý.
Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo
+ Mục tiêu đào tạo gồm 3 nội dung:
Một là, Đào tạo về chuyên môn
Nâng cao trình độ chuyên môn cho các giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác giảng dạy. Trong những năm qua, nhà trƣờng luôn tạo mọi điều kiện cho các giảng viên đƣợc tham gia đào tạo ở các trình độ cao hơn theo lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực ngành giảng dạy.Phần lớn các giảng viên đƣợc nhà trƣờng hỗ trợ kinh phí học tập ở bậc cao học và nghiên cứu sinh. Đây là một cố gắng lớn của nhà trƣờng trong việc phát triển nguồn nhân lực giảng viên.
Hai là, Đào tạo về kỹ năng
Một giảng viên cần có năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu tốt, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn thì giảng viên cần có kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng trình bày và gợi mở vấn đề, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giảng dạy, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thu thập tài liệu và xử lý thông tin; kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ để có thể nghiên cứu tài liệu, sách chuyên ngành bằng tiếng anh, kỹ năng tìm và lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ năng viết đề cƣơng và báo cáo nghiên cứu khoa học...Để có đƣợc các kỹ năng này, giảng viên có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn do nhà trƣờng tổ chức hàng năm. Đối với giảng viên trong các trƣờng đại học, chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm là bắt buộc, chứng chỉ tiếng anh C, chứng chỉ tin học B. Vì vậy nhu cầu về các kỹ năng là rất cần thiết.
Theo phiếu khảo sát có 93% giảng viên cho rằng đều muốn tham gia vào các khóa đào tạo này nhƣng trên thực tế số lƣợng các lớp đào tạo kỹ năng các năm đƣợc tổ chức là rất ít. Có nhiều năm chỉ tổ chức đƣợc 1 lớp đào tạo do vậy chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ nhu cầu của giảng viên. Tuy nhiên, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng cụ thể là của lớp nghiệp vụ sƣ phạm, lớp tiếng anh, tin học... là chƣa rõ ràng mà chỉ căn cứ vào thông báo từ Bộ gửi xuống và ngân sách của Bộ để tổ chức các lớp học cho giảng viên trong trƣờng. Kết thúc khóa đào tạo thì không xác định đƣợc các kỹ năng mà giảng viên cần đạt đƣợc ở mức độ nào …mà các giảng viên chỉ làm bài kiểm tra và đƣợc cấp chứng chỉ.
Ba là, Đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước
Việc đào tạo này dựa vào kế hoạch của Bộ gửi xuống, trung tâm đào tạo cán bộ công chức phối hợp với phòng tổ chức cán bộ xem xét các đối tƣợng cần đƣợc đào tạo và gửi danh sách xuống các phòng, khoa, bộ môn.
+ Đối tượng đào tạo:
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo mà lựa chọn đối tƣợng đào tạo cho phù hợp
- Với mục tiêu đào tạo về chuyên môn thì nhà trƣờng khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các giảng viên trong trƣờng học cao học, nghiên cứu sinh.
- Đào tạo về kỹ năng thì đối tƣợng là các giảng viên có nhu cầu. Khi tổ chức các khóa đào tạo này thì nhà trƣờng cần dựa vào kỹ năng hiện có của giảng viên và kỹ năng theo yêu cầu để xem xét đối tƣợng nào thiếu các kỹ năng đó thì cần đƣa đi đào tạo. Tuy nhiên ở trƣờng thì việc tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng này là do giảng viên tự đăng ký. Và thực trạng diễn ra là đối với các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng là giảng viên nào chƣa có chứng chỉ nếu sắp xếp đƣợc thời gian thì đăng ký tham gia. Trong quá trình phỏng vấn sâu tìm hiểu về việc xác định đối tƣợng đào tạo, tác giả đã nhận đƣợc một số ý kiến nhƣ sau:
- Đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo vẫn chƣa có tiêu chí cụ thể, không xuất phát từ nhu cầu thực tế và khả năng của từng ngƣời. Việc xác định đối tƣợng đào tạo còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào suy nghĩ của cán bộ lãnh đạo trực tiếp. Có những khóa đào tạo nhà trƣờng có đƣa ra các điều kiện, tiêu chuẩn cho đối tƣợng đi đào tạo nhƣng các tiêu chuẩn này chủ yếu tập trung vào tuổi đời, năm công tác tại đơn vị, trình độ bằng cấp mà không quan tâm nhiều đến thành tích, năng lực thực sự và nhu cầu cần thiết của GV. Các giảng viên có thời gian công tác dƣới 5 năm luôn là đối tƣợng đƣợc nhà trƣờng tập trung đào tạo cả về chuyên môn và kỹ năng, và đây đƣợc xem là đối tƣợng đƣợc nhà trƣờng quan tâm, chú trọng nhất trong việc đào tạo. Tất cả giảng viên trẻ dƣới 5 năm dù muốn hay không đều phải tham gia vào một số khóa đào tạo do trƣờng tổ chức. Từ việc xác định nhu cầu, đối tƣợng nhƣ vậy làm cho GV không thỏa mãn đƣợc nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của mình và đôi khi còn cảm thấy bị đối xử không công bằng, ảnh hƣởng đến động lực làm việc.
- Đào tạo về quản lý nhà nƣớc và lý luận chính trị thì đối tƣợng là lãnh đạo các đơn vị, trƣởng- phó khoa, trƣởng – phó bộ môn.
Lựa chọn chương trình đào tạo
Chuơng trình đào tạo phải bao gồm đƣợc những môn học, bài giảng mà thông qua đó thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà ngƣời học sẽ đƣợc tiếp thu sau mỗi khóa học.
Khi tổ chức các lớp đào tạo thì phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp danh sách học viên còn Trung tâm đào tạo cán bộ công chức sẽ lựa chọn các đơn vị phối hợp
tham gia. Chƣơng trình đào tạo do đối tác cung cấp. Trên thực tế có một số khóa đào tạo kỹ năng mang lại hiệu quả tốt tạo ra sự hứng thú học tập và tham gia của giảng viên, tuy nhiên có một số đợt bộ phận tổ chức đào tạo chƣa kiểm soát kỹ nội dung chƣơng trình đào tạo dẫn đến hiện tƣợng chƣơng trình bị chồng chéo về nội dung, nội dung đào tạo không có tính mới, phƣơng pháp giảng dạy thụ động không phù hợp vì đối tƣợng tham gia là giảng viên.
Phương pháp đào tạo
Có rất nhiều các phƣơng pháp đào tạo khác nhau để thực hiện việc đào tạo cho giảng viên nhƣ: phƣơng pháp chỉ dẫn trong công việc, kèm cặp chỉ bảo, mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, tham dự các hội nghị, hội thảo, tổ chức trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm khoa học, tổ chức các chuyến đi thực địa, cử ngƣời đi học ở trƣờng chính quy…
Các phƣơng pháp đào tạo đang đƣợc áp dụng và thực hiện tại trƣờng cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đối với phƣơng pháp chỉ dẫn và kèm cặp chỉ bảo đƣợc áp dụng với
giảng viên tập sự và giảng viên trẻ. Giảng viên có thời gian tập sự là 1 năm, trong thời gian này mỗi giảng viên tập sự sẽ có 1 giảng viên có kinh nghiệm, có trình độ, kỹ năng hƣớng dẫn và chỉ bảo trực tiếp về chuyên môn, phƣơng pháp sƣ phạm.
Thứ hai, mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, hàng năm căn cứ vào ngân sách,
chủ trƣơng đào tạo của Bộ Lao động, kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng mà trƣờng tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm, tiếng anh, tin học và các kỹ năng …cho đội ngũ giảng viên của nhà Trƣờng. Với hình thức này giảng viên phải sắp xếp công việc giảng dạy và lựa chọn lớp đào tạo phù hợp hoặc nhà trƣờng tổ chức trong hè để mọi giảng viên có thể tham gia.
Thứ ba, cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là hoạt động nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Khi giảng viên có giấy báo trúng tuyển cao học, nghiên cứu sinh tại các trƣờng đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài thì nhà trƣờng sẽ có quyết định cử đi học cho giảng viên. Trong thời gian học tập này, giảng viên sẽ đƣợc các bộ môn, khoa tạo điều kiện thuận lợi để tham gia. Thông qua hoạt động học tập này giảng viên sẽ nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn của mình.
Thứ tư, tổ chức hoặc cử đi tham gia các hội nghị, hội thảo
Các buổi hội nghị, hội thảo có thể đƣợc tổ chức ngay tại trƣờng hoặc ở bên ngoài có sự tham gia của các tổ chức nƣớc ngoài, các vị khách đến từ doanh nghiệp hoặc các trƣờng đại học khác. Trong các buổi hội nghị, hội thảo này, các giảng viên sẽ đƣợc thảo luận theo các chủ đề hoặc nhận đƣợc các thông tin, kinh nghiệm chia sẻ của các vị khách và qua đó giảng viên sẽ nhận đƣợc các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích.
Thứ năm, tổ chức trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm khoa học
Đây là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên của các bộ môn, các khoa. Bằng hình thức này các giảng viên có thể chia sẻ với nhau kiến thức chuyên môn, phƣơng pháp giảng dạy, các tài liệu, cách xử ký tình huống trong giảng dạy…Thông qua hoạt động này giảng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ kèm cặp giúp đỡ các giảng viên mới. Và qua đó giảng viên sẽ trƣởng thành nhanh chóng, giảng dạy có chất lƣợng, hiệu quả
Thứ sáu, tổ chức các chuyến đi thực tế
Kiến thức thực tế có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các công việc và đặc biệt quan trọng đối với công tác giảng dạy tại các trƣờng đại học. Phông kiến thức thực tế không chỉ giúp cho giảng viên có đƣợc một tiết giảng lôi cuốn, sinh động và hấp dẫn sinh viên mà còn giúp cho sinh viên rút ngắn đƣợc khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế cũng nhƣ vận dụng lý thuyết vào thực tiễn ngay trong tiết giảng. Trong mỗi năm học các khoa, bộ môn lập kế hoạch đi thực tế và đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức đi tới các doanh nghiệp để tìm hiểu và giúp các giảng viên quan sát thực tế, nắm vững về nghiệp vụ và làm chủ đƣợc kiến thức của mình trong giảng dạy.
Kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho đào tạo
Kinh phí đào tạo đƣợc lấy từ nguồn ngân sách hàng năm dành cho chƣơng
trình đào tạo, đào tạo lại theo quy định của Luật ngân sách.
Bảng 3.10. Kinh phí đào tạo qua các năm
Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014
Số lớp 5 4 3 4 2
Kinh phí (triệu đồng) 525.000 430.000 210.000 450.000 160.000
Vì nguồn kinh phí có hạn theo quy định nên kinh phí chi trả cho các giảng viên và biên soạn tài liệu chƣa phù hợp vì vậy khó có thể mời các giảng viên giỏi có trình độ về giảng bài cho các lớp.
Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy: hiện tại Trung tâm đào tạo cán bộ