Thực hiện hiệu quả và nghiêm túc quy trình tuyển dụng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 109 - 111)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong trƣờng

4.2.3 Thực hiện hiệu quả và nghiêm túc quy trình tuyển dụng giảng viên

a) Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của tuyển dụng là có đƣợc đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, cơ cấu, mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế, vững vàng về tƣ tƣởng, có đạo đức, có sức khoẻ để sẵn sàng thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Từ các tiêu chuẩn đã nêu ở trên, việc tuyển dụng giảng viên cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, tổ chức thực hiện đúng trình tự các bƣớc thi tuyển theo quy định của pháp luật. Ngƣời đƣợc tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, lãnh đạo nhà trƣờng thực hiện việc đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực và kết quả công việc của ngƣời đó; nếu đạt yêu cầu thì ra quyết định tuyển dụng chính thức. Các ứng viên cần phải có sự cam kết công tác lâu dài tại trƣờng.

Từ các căn cứ nêu trên cùng với đặc thù, điều kiện riêng của trƣờng, đƣa ra các tiêu chuẩn cơ bản của giảng viên Đại học Lao động Xã hội nhƣ sau:

1) Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, có hiểu biết đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức và lối sống lành mạnh;

2) Đủ chuẩn hoặc trên chuẩn về trình độ đào tạo, có kiến thức chuyên môn vững vàng và hiểu biết sâu về nội dung của các môn học khác trong nhà trƣờng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học phục vụ chuyên môn của Nhà trƣờng.

3) Có thái độ ham học hỏi, cầu tiến bộ, có tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ, biết năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;

4) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý giáo dục vững vàng, có trình độ nhất định về ngoại ngữ và công nghệ thông tin;

5) Có khả năng nghiên cứu khoa học, biết tham gia vào thực tế trong lĩnh vực tri thức mà mình giảng dạy;

6) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khoá khác.

Hiện nay chúng ta đã thực hiện chế độ thi tuyển và bổ nhiệm giảng viên về các trƣờng. Tổ chức áp dụng phƣơng thức thi tuyển giảng viên là một bƣớc tiến về chính sách cán bộ, thay thế hình thức tuyển dụng “đơn phƣơng” do một cơ quan đặc trách, có tác dụng thẩm định lại sản phẩm đào tạo của trƣờng làm hình thành hình thức trách nhiệm của ngƣời giáo viên về nghĩa vụ công chức. Tuy nhiên, nội dung thi tuyển chƣa phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên nên cần đƣợc cải tiến. Mặt khác, việc làm này có tác dụng sàng lọc giáo viên mới, loại những ngƣời yếu kém về chuyên môn và năng lực sƣ phạm ngay từ khâu tuyển chọn. Công tác tuyển chọn giảng viên đƣợc coi là khâu quan trọng nhằm thu hút, phát hiện ngƣời có đủ đức, đủ tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các vị trí còn thiếu trong đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng.

Trong quá trình tuyển chọn cần đánh giá tổng thể, hài hoà giữa tƣ tƣởng, chính trị với phong cách, đức với tài, tính chất của trình độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm. Khả năng nghiên cứu khoa học với năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học vào tổ chức dạy học. Công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn và kết quả đánh giá nhằm làm cho mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng trong việc thể hiện năng lực của mình theo các tiêu chí đã đề ra cũng nhƣ tránh việc thiên vị, tiêu cực trong tuyển chọn. Các bƣớc diễn ra của quy trình tuyển chọn gồm những công việc sau:

1) Hiệu trƣởng tiến hành xác định vị trí, số lƣợng cần tuyển dụng, lập kế hoạch tuyển dụng, trình cấp trên trực tiếp quản lý mình;

2) Thông báo nội dung, yêu cầu, phƣơng pháp thi tuyển trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

3) Tiến hành sơ tuyển hồ sơ của các ứng viên và tổ chức cho họ thực hiện việc trình diễn năng lực sƣ phạm qua một tiết giảng theo chuyên môn cần tuyển dụng, đƣợc thông qua sự thẩm định của hội đồng tuyển dụng nhà trƣờng về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề ;

4) Hiệu trƣởng chỉ đạo việc tổ chức thi tuyển chính thức các môn chuyên môn, quản lý hành chính nhà nƣớc, ngoại ngữ và tin học theo đúng quy chế của Nhà nƣớc về tuyển công chức;

5) Hiệu trƣởng tổ chức quá trình quản lý ngƣời đƣợc tuyển dụng qua việc thực hiện những nhiệm vụ tập sự để thử thách, rèn luyện, thể hiện khả năng công tác giảng dạy trong thực tế;

6) Hiệu trƣởng tổ chức chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá quá trình và kết quả tập sự và ra quyết định tuyển dụng.

Quản lý xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên cụ thể, chính xác có tác dụng giúp cho hiệu trƣởng nhà trƣờng việc tuyển chọn một cách hiệu quả đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu, số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng về chuyên môn - nghiệp vụ, vững vàng về tƣ tƣởng - chính trị, có sức khoẻ, có đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ dạy học, đáp ứng đúng yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng bộ môn và từng ngành đào tạo; không để xảy ra tình trạng không hợp lý về cơ cấu đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 109 - 111)