1.4. Kinh nghiệm nhập khẩu ôtô của một số quốc gia
1.4.1.3. Đánh giá cung cầu
Qua các phân tích trên cho thấy trên toàn thế giới cũng như trong nội bộ từng quốc gia đều diễn ra tình trạng thiếu hụt số lượng ô tô để cung cấp đủ cho nhu cầu của về ô tô trên toàn cầu cũng như sự chênh lêch lớn về giá bán xe tại nhiều quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng nhập siêu mạnh ở nhiều quốc gia chưa đủ năng lực để xây dựng ngành công nghiệp cho riêng mình và tình trạng vẫn tiếp tục nhập khẩu tại những quốc gia được đánh giá là hàng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Thêm vào đó, việc sản xuất và tiêu thụ ô tô trên thế giới còn phải gánh chịu nhiều tác động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu trong suốt một thập kỷ qua. Điển hình có 3 tác động tiêu cực lớn:
- Một là, giá xăng dầu thế giới lên xuống thất thường, ảnh hưởng lớn tới
người tiêu dùng, từ đó tác động không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ ôtô. Giá dầu lửa thời gian qua biến động rất lớn. Số liệu thống kê về biến động giá dầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy trong 4 năm từ 2003 đến 2006, giá dầu thô tăng bình quân 108,3%. Kể từ năm 2007 giá dầu thô đã tăng đột biến lên trên 100 USD/thùng. Từ cuối năm 2008 giá hạ có lúc chỉ còn 33 USD/thùng, nhưng từ tháng 5/2009, giá dầu lửa bắt đầu tăng nhanh tới 75 USD/thùng, rồi 81,37 USD/thùng, hiện đang chạm ngưỡng 82 USD/thùng. Giá dầu tăng là thách thức to lớn vì mức tiêu dùng ô tô trên các thị trường giảm sút, từ đó làm ngành chế tạo ô tô bị suy giảm theo.
- Hai là, ngành công nghiệp ô tô là một trong những nạn nhân bị tổn thất
nghiêm trọng nhất bởi khủng hoảng tiền tệ tín dụng và suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2009, do khủng hoảng tiền tệ tài chính thế giới, sản lượng ô tô các nước giảm đi đáng kể, nhất là Nhật Bản, Mỹ, Đức. Nhiều các “đại gia ô tô” sừng sỏ như General Motors, Chrysler (Mỹ) bị sập tiệm, còn các
đại gia khác như Toyota, Honda (Nhật Bản), Daewu, Hyundai (Hàn Quốc), Mercedes, Volkswagen (Đức) cùng một số hãng lớn khác của các nước phát triển đã bị thiệt hại nghiêm trọng.
Trong năm 2009, lần đầu tiên tiêu thụ ô tô ở Mỹ bị sụt giảm kể từ năm 2006: lượng ô tô tiêu thụ ở Mỹ trong năm 2009 chỉ có 10 triệu chiếc, trong khi số ô tô bị “ế ẩm” lên tới 14 triệu chiếc. Các nhà kinh tế Mỹ cho biết tới năm 2020 lượng ô tô sử dụng ở Mỹ sẽ giảm chừng 25 triệu chiếc. Trong khi đó Hiệp hội đăng kiểm ô tô của Nhật Bản cho biết liên tục trong 3 năm qua, lượng ô tô gia đình Nhật Bản liên tục giảm sút. Tính đến cuối năm 2009, số ô tô và xe gắn máy ở Nhật Bản là 79 triệu chiếc, giảm 169.700 chiếc. Đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng giảm sút tiêu thụ ô tô ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tại một số nước đang phát triển ít bị tác động bởi khủng hoảng tài chính thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, ngành công nghiệp ô tô “sinh sau đẻ muộn” lại có cơ may phát triển. Sản lượng ô tô Trung Quốc năm 2010 lên tới 75 triệu chiếc, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản, và dự kiến sẽ lên tới trên 200 triệu chiếc vào năm 2020.
- Ba là, tình trạng ô tô gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm tăng hiệu
ứng nhà kính. Đây là thách thức lớn đối với tương lai phát triển của ngành ô tô thế giới. Tại Trung Quốc hiện nay có tới 1/5 số thành phố ở Trung Quốc bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khí thải ô tô. “Hiệp hội ô tô điện thế giới” kêu gọi chính phủ các nước cần nhanh chóng áp dụng một số biện pháp cấp bách như ban hành pháp quy về phát triển ô tô chạy xăng dầu, hạn chế tối đa việc thải khí gây ô nhiễm, cố gắng phấn đấu tới năm 2020 số lượng ô tô thân thiện với môi trường chiếm từ 7% tới 12% thị phần ô tô thế giới.