2.3. Tác động của hoạt động nhập khẩu ôtô tới ngành công nghiệp ôtô của
2.3.2.6. Đối với lao động trong ngành
Hiện nay, ngành sản xuất ô tô không còn sử dụng một số lượng lớn lao động như thời kỳ trước và như một số ngành sản xuất vật chất khác (lương thực, dệt may, khai khoáng,…) do đã áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên ngành công nghiệp ô tô hiện nay vẫn có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, và tạo ra hệ thống dịch vụ hỗ trợ và tạo ra việc làm cho 70.000 người lao động trong ngành này và các ngành phụ trợ năm 2010, so với con số gần 3.000 lao động năm 2002 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc và đóng góp không nhỏ của ngành này trong việc tạo ra việc làm cho người lao động.
Bảng 2. 10: Số lao động làm trong các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô năm 2009
TT Tên công ty Tổng số lao động (ngƣời)
1 Công ty THH Ford Việt Nam > 580
2 Công ty HINO Việt Nam Gần 100
3 Công ty Isuzu Việt Nam <400
4 Công ty ô tô Mekong 250 ng
5 Công ty Liên doanh Mercedes Benz VN 750
6 Công ty Toyota Việt Nam 1400
7 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo 654
8 Công ty Việt Nam Suzuki 521
TT Tên công ty Tổng số lao động (ngƣời)
10 Công ty LD Vindaco 280
11 Công ty Honda Việt Nam 4.000 người
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Trong tương lai, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô, sẽ tạo ra tác động 2 chiều với lao động trong ngành công nghiệp ô tô. Đó là, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao hàm lượng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến trong các sản phẩm nội địa sản xuất ra để cạnh tranh được với ô tô nhập ngoại, tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề cao, có thể vận hành được các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhưng đồng thời hạn chế số lượng lao động giản đơn trong ngành này để giảm thiểu chi phí. Trong khi hiện nay lao động Việt Nam trong ngành công nghiệp này chủ yếu vẫn là lao động giản đơn, giá lao động rẻ. Nếu không học hỏi nâng cao tay nghề, trong tương lai, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ còn tăng lên là điếu khó tránh khỏi.