Hàng rào thuế quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 43 - 49)

2.1. Chính sách nhập khẩu ôtô của Việt Nam

2.2.1. Hàng rào thuế quan

Trong thời gian qua, quan điểm nhất quán bảo hộ ngành Công nghiệp ô tô luôn được Chính phủ Việt Nam triệt để duy trì và áp dụng. Điều này thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế Chính phủ đề ra trong suốt thời gian qua Trong hệ thống thuế của nước ta hiện nay, có hai căn cứ để tính thuế, thứ nhất là giá hàng hóa, thứ hai là mức thuế suất. Giá tính thuế là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với việc tính thuế, giá tính thuế còn làm tăng hiệu quả của công cụ quản lý bằng chính sách thuế, nếu giá tính thuế quá thấp thì việc thay đổi mức thuế suất gần như không còn ý nghĩa để định hướng, điều tiết thị trường trong nước. Với mặt hàng ô tô, Hải quan sẽ căn cứ vào giá trị khai báo của doanh nghiệp để tính thuế. Trong trường hợp có nghi ngờ về giá trị chiếc xe do người nhập khẩu khai báo, phía Hải quan sẽ tổ chức tham vấn giá để xác định lại giá tính thuế.

Từ năm 1991-2001, thuế nhập ôtô nguyên chiếc luôn duy trì mức 100% đối với xe chở người và xe chở hàng dưới 5 tấn. Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25%.

Từ năm 2002 đến nay, Chính phủ thực hiện chủ trương cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi (bắt đầu từ năm 2003) và xe dưới 9 chỗ đã qua sử dụng từ tháng 5/2006. Thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 100% xuống còn 90% vào tháng 11/2005, xuống 80% vào ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, xuống 70% vào tháng 8/2007. Tại thời điểm, 19/10/2007, thuế của mặt hàng này còn 60%.

Ngày 11/3/2008, Bộ Tài chính kí quyết định tăng giá ôtô mới nguyên chiếc đầu tiên trong năm 2008 lên 70%, Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10% (300-3.000 USD/chiếc).

Lần thứ hai trong cùng năm 2008, các loại ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu lại được điều chỉnh mức thuế tuyệt đối mới với mức tăng 3.000 – 3.500 USD/chiếc vào ngày 13/5/2008 so với thời điểm tháng 3 trước đó, đồng thời BTC quyết định tăng thuế nhập ô tô nguyên chiếc từ 70% lên 83% vào thời điểm tháng 4/2008.

Về cơ bản, chính sách thuế quan được xây dựng nhằm áp đặt mức thuế cao đối với xe nhập khẩu và hạn chế tối đa nhập khẩu miễn thuế. Đặc biệt thời kỳ 2001 – 2005 Chính phủ còn cấm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng từ 16 chỗ ngồi trở xuống. Hàng rào thuế quan này thời gian qua đã được phát huy hết hiệu quả để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước còn non trẻ này tránh khỏi những sóng gió của thị trường ô tô thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt và thực sự đã tạo được sự ngăn cách to lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Tỷ lệ bảo hộ áp dụng cho nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) và linh kiện lắp ráp dạng CKD như sau:

Bảng 2. 1: Các loại thuế áp dụng cho CBU & CKD theo thời kỳ

Mức độ hoàn chỉnh (từ cao xuống thấp)

Thuế nhập khẩu

Thuế tiêu

thụ đặc biệt VAT Tỷ lệ bảo hộ

Trước 01/1999

Xe nguyên chiếc (CBU) 60% 150% 210%

Linh kiện lắp ráp dạng

CKD2 55% 30 – 50% 85 – 105%

Sau 01/1999

Mức độ hoàn chỉnh (từ cao xuống thấp)

Thuế nhập khẩu

Thuế tiêu

thụ đặc biệt VAT Tỷ lệ bảo hộ xe du lịch 5 chỗ ngồi) 220% CIF) 20% CIF)

Linh kiện lắp ráp dạng CKD2, xe du lịch 20% CIF 5% (hay 6.6% CIF) 10% (hay 12% CIF) 38,6%

Nguồn: Tổng cục hải quan

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ bảo hộ của chính phủ Việt Nam đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối. Việc áp dụng đánh cả thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt làm cho giá bán xe nhập khẩu cao hơn so với giá bán xe lắp ráp trong nước rất nhiều.

Tới thời điểm ngày 23/4/2010, Bộ tài chính ban hành Thông tư 31/2010/BTC quyết định giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống chạy xăng và xe 4 bánh 2 cầu trên 2,5 lít từ 83% xuống 80%. Cụ thể như sau:

- Xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi cụ thể là: Xe chạy xăng từ 2500cc trở lên có mức thuế suất là 80,5%; xe chạy xăng dưới 2500 cc và xe chạy diesel có cam kết trần là 87%; xe ôtô 4 bánh 2 cầu chủ động có mức cam kết trần là 77%. Mức thuế nhập khẩu đối với các ôtô này hiện nay là 83%. Theo ước tính của doanh nghiệp, các loại ôtô nhập khẩu về Việt Nam sẽ bị áp giá tính thuế mới cao hơn trước khoảng 2-20% so với trước. Chẳng hạn, xe Toyota Venza dung tích 2,7 lít, một cầu sản xuất tại Mỹ có giá mới 21.000 USD, dòng xe hai cầu giá 22.000 USD, trong khi giá cũ là 20.000 USD. Tương tự, xe Toyota Venza có dung tích xi lanh 3,5 lít, giá tối thiểu mới áp dụng là 23.000 USD với dòng xe một cầu, và 24.000 đối với dòng xe hai cầu. Giá cũ là 22.000 USD. Như vậy, so với năm ngoái, giá tối thiểu mà cơ quan hải quan áp dụng cho năm 2010 tăng khoảng 1.000-2.000 USD, (theo báo lao động số 141 Ngày 26/06/2009 ).

- Thuế suất với xe tự đổ được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải đường quốc lộ, loại có tổng trọng lượng có tải tối đa trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn giảm từ 30% xuống 25%; loại có tổng trọng lượng có tải tối đa không quá 45 tấn giảm từ 12% hoặc 20% xuống 8%. - Từ 1.1.2010 tái áp 100% thuế VAT và phí trước bạ ôtô: Trong năm 2009,

để thực hiện kích cầu Chính phủ đã giảm 50% thuế VAT và 50% phí trước bạ xe ôtô. Sau thời điểm 31/12/2009 sẽ tái áp 100% thuế VAT và phí trước bạ. Theo đó, các địa phương sẽ có mức phí trước bạ là 10%, riêng Hà Nội và TPHCM là mức 12%. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng chuẩn bị hoàn tất để công bố mức thuế ôtô áp dụng cho năm 2010 theo lộ trình giảm thuế theo cam kết WTO. Theo một số chuyên gia, đến năm 2018, khi thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống 0%, các nhà sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam sẽ có hai lựa chọn: tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu, bán các sản phẩm đã sản xuất tại các nước ASEAN khác. Chưa biết sẽ ra sao, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất ôtô đã được phép nhập khẩu ôtô bán trên thị trường nội địa.

Năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành biểu thuế nhập khẩu năm 2011 đi kèm Thông tư số 184/2010/TT-BTC đã giảm bớt thuế nhập khẩu từ 1 – 3%. Trong đó thuế suất 82% sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2011 đồng loạt đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (thuộc nhóm 8703) có dung tích xi lanh dưới 1.8L và từ 1.8 đến 2.5L, thay cho mức 83% hiện nay. Các loại xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.5L trở lên áp dụng mức thuế suất 77%, thay cho mức 80% hiện hành. Đối với dòng xe 4 bánh chủ động (2 cầu), thuế suất áp dụng từ ngày 1/1/2011 là 72%, thay cho mức 77% trước đây. Và gần đây nhất, ngày 29/6/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 36/2011/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/8/2011, ban hành mức thuế nhập khẩu ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng. Theo đó, chỉ có dòng xe cũ là dung tích xi-lanh dưới 1,5 lít là giữ nguyên cách tính thuế tuyệt đối với các mức lần lượt là 3.500 USD và 8.000 USD một xe. Còn lại, các dòng xe dưới 9 chỗ từ 1,5 lít trở lên sẽ chịu thuế suất phần trăm đúng bằng thuế xe mới nguyên chiếc có

cùng chủng loại, cộng thêm thuế tuyệt đối theo biểu thuế tuyệt đối mới. Điều này dẫn đến một nghịch lý là giá xe cũ nhập khẩu thậm chí còn cao hơn cả giá xe mới nhập khẩu, khiến các doanh nghiệp không còn nhập khẩu xe cũ dung tích trên 1,5 lít nữa, mà chỉ nhập dè chừng loại dưới 1,5 lít vì giá xe sẽ không khác nhiều so với trước.

Tuy nhiên, thuế suất này vẫn thuộc mức cao thể hiện sự bảo hộ cao của Chính phủ đã làm đội giá xe ô tô mới nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn 289% so với ở Mỹ và giá xe ô tô sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam cao hơn 163% so với giá xe sản xuất lắp ráp ở Mỹ. So với các quốc gia khác trong khu vực, giá bán xe tại Việt Nam trung bình cao gấp 2 lần so với nước sở tại.

Bảng 2. 2: So sánh giá xe mới tại Việt Nam và nước sở tại tháng 10/2008

STT Nhãn xe Giá tại nước sở tại

Giá bán tại Việt

Nam Chênh lệch 1 BMW 3-Series 29.300 - 37.450 63.500 - 76.000 217% 2 Ford Focus 14.075 - 17.410 32.500 - 39.300 231% 3 Ford Ranger 14.610 - 20.275 27.200 - 30.600 186% 4 Ford Escape 19.425 - 28.455 41.900 - 47.900 216% 5 MAZDA3 13.680 - 18.685 26.900 - 36.200 197% 6 MAZDA6 18.995 - 24.345 42.500 - 46.900 224% 7 Kia Spectra 13.850 20.500 148% 8 Mercedes Benz C Class 29.250 - 39.150 59.200 - 81.100 202% 9 Toyota Camry 19.025 - 25.555 51.600 - 65.000 271%

STT Nhãn xe Giá tại nước sở tại

Giá bán tại Việt

Nam Chênh lệch 10 Toyota Corolla 14.580 - 17.555 37.300 256% 11 Toyota Land Cruiser 55.325 71.800 130% 12 Lexus LS 430 56.225 110.200 212% 13 Mitsubishi Lancer 15.199 30.800 203% 14 Suzuki Grand Vitara 18.399 20.900 114% Trung bình 216% Nguồn: www.vietbao.vn

Đây chính là sự thiệt thòi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam đang phải gánh chịu. Để dung hoà được lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của ngành và lợi ích của Nhà nước bởi thuế vẫn được xem là một nguồn thu ngân sách chủ yếu của Chính phủ, và nhất là vì mục tiêu xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô đích thực của Việt Nam, đầu năm 2008 Chính phủ đã quyết định đánh thuế cao một số linh kiện phụ tùng nhằm đẩy nhanh quá trình nội địa hoá sản phẩm, đồng thời hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên đến 3/2009, Bộ Tài chính có Thông tư số 39/2009/TT- BTC giảm thuế các linh kiện bị đánh thuế cao trước đó từ 2 – 5%. Các loại động cơ đốt, hộp số, bộ ly hợp chưa lắp ráp hoàn chỉnh dùng cho các loại xe vận tải hàng hóa có trọng lượng không quá 20 tấn sẽ có thuế suất nhập khẩu mới 15%, thay cho mức 20% cũ. Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện dùng cho xe chở người dưới 16 chỗ, chưa lắp ráp hoàn chỉnh áp dụng thuế mới 20% thay cho mức 22-23%.

Chỉ khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đạt được tỉ lệ nội địa hoá cao, Việt Nam mới có thể có được một ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa đồng thời lợi ích của người tiêu dùng mới được đảm bảo. Lúc đó, giấc mơ sở hữu một chiếc xe hơi sẽ không còn là một điều quá xa vời đối với người dân Việt Nam. Như vậy, khi ngành công nghiệp này chưa đủ lớn thì chính sách thuế bảo hộ cao vẫn còn phải được áp dụng để phát huy những tác dụng cần thiết. Thế nhưng, chính sách bảo hộ cao đã dần dần bộc lộ những hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước và liên doanh nước ngoài do ỷ lại việc được bảo hộ tuyệt đối nên rất chậm chạp trong việc nội địa hoá và nâng cao tính cạnh tranh. Thực tế cho thấy kết quả sau hơn 10 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa cho ra những chủng loại xe hiệu quả thực sự phù hợp với môi trường và hoàn cảnh của riêng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 43 - 49)