Đối với cung cầu thị trường ôtô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 71 - 75)

2.3. Tác động của hoạt động nhập khẩu ôtô tới ngành công nghiệp ôtô của

2.3.2.4. Đối với cung cầu thị trường ôtô

a. Đối với cung ô tô

Dù muốn hay không, chính sách nhập khẩu ô tô cũng đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vào tình thế khó khăn hơn trước, khi mà ngành công nghiệp ô tô từ lúc hình thành đã được sự bảo hộ tuyệt đối của Chính phủ thì nay lần đầu tiên gặp phải sự cạnh tranh đáng kể. Cho phép nhập khẩu xe góp phần phá vỡ sự “độc quyền” của các hãng lắp ráp xe hơi trong nước.

Khi còn đang nằm trên dự thảo để trình Quốc hội thì chính sách nhập khẩu ô tô cũ dưới 16 chỗ đã có tác động ít nhiều. Vào cuối năm 2005, thường là thời điểm tiêu thụ xe mạnh, nhưng lượng tiêu thụ của VAMA cũng có dấu hiệu sụt giảm, trong 3 tháng 10,11 và 12 lượng xe bán ra chỉ đạt 3.359, 2.567, 4.318 xe; cả năm tiêu thụ được khoảng 35.264 xe các loại, giảm 88% so với lượng ô tô tiêu thụ của năm 2004; trong đó, sự giảm về lượng bán ra nhiều nhất phải kể đến liên doanh ô tô Hòa Bình với 1.032 xe, bằng 32% của năm 2004. Những tháng đầu năm 2006, trước thời điểm ngày 1/5/2006 lượng tiêu thụ của VAMA cũng rất ít ỏi, mỗi tháng chỉ bán được hơn 1.000 xe. Thời điểm này, người tiêu dùng dè dặt khi đưa ra quyết định mua xe vì có tâm lý nghe ngóng tình hình và chờ đợi xe cũ về để có thêm sự lựa

chọn, họ đã hi vọng về việc sẽ được sở hữu những chiếc xe vừa có chất lượng tốt lại vừa tiền.

Phải đến khi Nhà nước công bố mức thuế tuyệt đối với xe cũ nhập khẩu thì thị trường mới bớt ảm đạm. Hi vọng mua xe rẻ tiêu tan, người chưa có nhu cầu cấp thiết phải mua xe thì dừng mua vì bất bình, người không thể dừng thì đành ngậm ngùi cân nhắc giữa xe trong nước, xe nhập khẩu và xe cũ nhập khẩu dù cái nào cũng rất đắt. Người tiêu dùng đã qua thời kỳ chờ đợi nên nhu cầu mua xe dần tăng nhưng mức tăng không đáng kể và biến động thất thường. Ngoài sự kiện từ tháng 7/2006, việc mua xe bằng tiền ngân sách nhà nước bị tạm đình chỉ, làm các liên doanh mất đi một lượng khách lớn, còn vì giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, đồng thời sau thời gian đầu thích ứng, lượng xe đã qua sử dụng lại có dấu hiệu tăng dần, điều đó đã làm cho mức sụt giảm sản lượng của VAMA ngày càng lớn vào thời điểm này.

Hay tại thời điểm tháng 9 năm 2009, chỉ với tin đồn thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ tăng từ 83% lên 91%, cả người tiêu dùng đổ xô đi đặt mua xe nhập, mà cả các nhà nhập khẩu xe hơi cũng tích cực thúc đẩy nhập trữ hàng, khiến lượng xe nhập khẩu đã tăng vọt lên. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đã vọt lên 8.000 chiếc với kim ngạch nhập khẩu 132 triệu USD, cao hơn 700 xe so với tháng 8. Tính chung trong 9 tháng qua, lượng ôtô nhập khẩu đã lên tới 47.600 chiếc (bằng gần 60% con số gần 80.400 chiếc mà các thành viên trong Hiệp hội các nhà sản xuất VAMA bán ra), với kim ngạch nhập khẩu 763 triệu USD.

Bắt đầu từ tháng 6, doanh số xe của 2009 tăng nhờ chính sách giảm 50% thuế VAT và phí trước bạ có hiệu lực từ tháng 5. Từ đó, lượng xe VAMA tiêu thụ tăng lên kỷ lục 15.000 vào tháng 12/2009.

Đồ thị 2. 6: Doanh số xe bán ra của VAMA năm 2008 - 2009

Nguồn: VAMA

b. Đối với cầu về ô tô

Khi người tiêu dùng tỏ ra chuộng ô tô nhập hơn thì điều này đặt ra bài toán phải nâng cao chất lượng cho phù hợp để có thể cạnh tranh. Vì thế các doanh nghiệp đã phải nghiên cứu để tung ra các loại xe mới với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng hơn trước, chất lượng và tính năng sử dụng cũng cao hơn nhằm lấy được lòng tin của khách hàng. Sau 5 lần tổ chức triển lãm ô tô, các liên doanh ô tô trong nước đã có cơ hội để phô diễn diện mạo của mình. Đầu tiên là thành viên mới Honda VN với sự xuất hiện của mẫu xe nổi tiếng Civic thế hệ thứ 8 ; tiếp theo là Huyndai VN với sự góp mặt của 2 dòng xe nhập khẩu Coupe và Santa Fe; Vidamco với dòng xe đa dụng Chevrolet Captiva khá ấn tượng; hay phiên bản 2007 của Everest và Ranger của Ford VN...Hầu hết các mẫu xe mới đều được dư luận đón nhận khá tích cực bởi ít nhiều đó là những dòng xe thành danh, nhiều tính năng vượt trội, có mức giá cạnh tranh so với các mẫu xe hiện có. Đặc biệt là sự xuất hiện của dòng xe ô tô

giá rẻ được lắp ráp trong nước từ linh kiện của Trung Quốc, Malaysia như JRD Mega 1, CC102115R... Tuy nhiên, hiệu quả đạt được của các triển lãm này không đáng kể, thậm chí biến thành nơi thăm dò thị trường của các thương hiệu ô tô đến từ nước khác, được coi là “giá rẻ”.

Mặt khác, khi người tiêu dùng đã có quyền được lựa chọn thì các liên doanh sản xuất ô tô trong nước không còn ở thời kỳ hoàng kim, tức một mình một sân chơi, làm chủ về giá cả như trước nữa. Mặc dù giá xe cũ không phải là thấp so với xe mới sản xuất trong nước, nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng không còn quyền tăng giá theo ý muốn.

Trước tình hình như vậy, các “nhà xe” đã phải tung ra hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm làm nóng thị trường trở lại. Ford là hãng đi đầu trong việc giảm giá sản phẩm. Hãng đã công bố chương trình giảm giá cho rất nhiều dòng xe như: Escape 3.0L, Forcus, Mondeo… với mức giảm dao động từ 1-11%. Mekong Auto và Mercedes VN cũng giảm giá tới 10-15%. Ngoài việc giảm giá, các hãng còn tung ra các chiêu bài khuyến mại như tặng tivi khi mua xe, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, tặng phiếu mua sắm trị giá từ 1.000-2.500 USD, hay nâng mức bảo hành của sản phẩm và các ưu đãi khác.

Năm 2007, thị trường xe lại bắt đầu nóng bỏng trở lại khi mà nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Giá xe của các nhà sản xuất trong nước vì thế mà bị đội lên khiến người tiêu dùng rất bức xúc vậy mà vẫn thiếu xe để bán. Theo một số chuyên gia lý giải, sự bùng nổ thị trường ô tô tại Việt Nam là do sau hai năm thị trường gần như “đóng băng “ do người tiêu dùng chờ đợi giá xe sẽ giảm vì chủ trương cho nhập xe cũ dưới 16 chỗ và sức ép hội nhập nhưng thực tế đã không diễn ra như mong muốn. Khách hàng mất kiên nhẫn vì phải chờ đợi quá lâu cộng với nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân có nhiều tiền hơn trong khi nhu cầu mua xe rất lớn.

Măc dù sản lượng tiêu thụ của VAMA ngày một tăng song có một sự kiện đáng quan tâm là sự rút khỏi thị trường ô tô của liên doanh Vindanco, ngoài nguyên

nhân quy mô thị trường nhỏ bé, không bảo đảm đầu tư có hiệu quả thì còn do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh (trong đó phải kể đến chính sách cho nhập khẩu ô tô cũ cũng làm cho cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ô tô khó khăn hơn). Đó là lý do dẫn đến quyết định giải thể của nhà lắp ráp ô tô thương hiệu Daihatsu vào tháng 6. Hiện tượng chuyển hướng từ lắp ráp sang kinh doanh xe nhập khẩu của nhiều đại gia như BMW, Nissan, Porche và một số hãng đã đến trước như Hyundai, Kia, Land Rover, Peugeot… chứng tỏ một thực tế là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang bắt đầu thanh lọc. Việc chính phủ cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc đã qua sử dụng và giảm thuế nhập khẩu với xe mới nguyên chiếc đã khiến các liên doanh nghĩ đến việc bổ sung hạng mục kinh doanh để nhập khẩu và kinh doanh xe của chính hãng chứ không tiến hành các hoạt động đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất tại Việt Nam. Thực tế là thị trường nhập khẩu xe hạng sang quá hấp dẫn đã khiến một số thành viên VAMA đề xuất được nhập khẩu ô tô mới sớm hơn lộ trình (1/1/2009) khoảng sáu tháng để “đa dạng hóa mặt hàng đưa nhiều dòng xe cao cấp của mình phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng”.

Hay điển hình gần nhất vào tháng 2/2011, có hai thay đổi lớn tác động đến giá xe nhập khẩu tại Việt Nam, đó là tỷ giá VND/USD từ ngày 11/2 tăng lên và giá tính thuế của nhiều loại xe nhập khẩu tăng mạnh từ ngày 29/1/2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)