Thực trạng hoạt động nhập khẩu ôtô của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 54 - 58)

2.2.1. Quy mô nhập khẩu

Trong 5 năm trở lại đây, tổng lượng xe hơi nhập khẩu về Việt Nam tăng khá nhanh, đỉnh điểm là cuối năm năm 2009 do cuộc đua chạy thuế trước khi chính sách thuế mới có hiệu lực:

Đồ thị 2. 2: Tổng ô tô tiêu thụ trên cả nước theo từng thời kỳ

Nguồn: Tổng cục hải quan

Đến năm 2010, chính sách thuế và các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, cùng với một số yếu tố như giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong năm 2010 rõ ràng đã có tác dụng giảm lượng xe ngoại cập cảng Việt Nam. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những tháng cuối năm, thời điểm thông thường thị trường ô tô rất sôi động, nhưng năm 2010 lượng xe nhập về trong dịp này không tăng mạnh như mọi năm.

2.2.2. Cơ cấu nhập khẩu

Đến một thời điểm nào đó, khi thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu cũng đòi hỏi cao hơn. Khi đó, chiếc xe không chỉ đơn thuần phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại, mà còn phải đáp ứng những tiêu chí về thẩm mỹ, sự thuận tiện và thoải mái. Điều này đã được chứng minh ở các nước phát triển như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Khi GDP/đầu người (theo ngang sức mua) vượt quá 5.000 USD thì tỷ lệ xe buýt/tải giảm dần và tăng tỷ lệ xe dưới 9 chỗ lên. Thực tế 10 năm qua, xe nhập khẩu tăng bình quân 20,64%/năm về lượng và 23,92%/năm về giá

trị, gần gấp đôi so với tăng trưởng xe sản xuất trong nước là 11,36%/năm. Trong đó, nhập khẩu ô tô đến 9 chỗ tăng nhanh nhất với 51,65%/năm.

Bảng 2. 3: Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại 9 tháng đầu năm 2010

Loại xe

9 tháng 2010 9 tháng 2009 9T/2010 so 9T/2009 (%) Lượng

(chiếc) Trị giá (USD)

Lượng

(chiếc) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống 23.357 270.921.876 24.423 262.400.204 -4,36 3,25 Ôtô trên 9 chỗ ngồi 284 7,995,224 1.245 33.071.508 -77,19 -75,82 Ôtô vận tải 10.062 249.744.459 17.291 275.960.097 -41,81 -9,5 Nguồn: Tổng cục thống kê

Trước những dự báo về sự phát triển của dòng xe dưới 9 chỗ, nhu cầu về xe buýt/tải vẫn rất lớn (hiện chiếm gần 50% lượng xe đang lưu hành trên thị trường), nên vẫn được ưu tiên phát triển theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Song bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô trong nước cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về công nghệ, thị trường để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của dòng xe dưới 9 chỗ khi đến thời kỳ motorization, thời kỳ bùng nổ nhu cầu sử dụng xe ô tô.

2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Theo số liệu thống kê sơ bộ do Tổng Cục Hải quan công bố, tổng nhập khẩu ô tô Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2010 đạt 28.119 chiếc, tương đương kim ngạch 318,5 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 47.297 chiếc và 460,82 triệu USD của năm 2009 và chỉ gần bằng lượng ô tô nhập từ Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2009 ( với 29.261 chiếc). Dù vậy, ô tô Hàn Quốc vẫn thống lĩnh thị trường xe nhập Việt - chiếm 52% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 vừa qua. Hai mác xe Hàn Quốc phổ biến nhất tại Việt Nam là Hyundai và Kia. Xe Hyundai

do Thành Công Group làm nhà nhập khẩu và phân phối chính thức, còn Kia do Thaco Trường Hải nhập khẩu, bên cạnh các dòng xe Kia lắp ráp tại Việt Nam.

Với số lượng khiêm tốn hơn nhiều, năm 2010 ô tô Nhật Bản đứng thứ hai trên thị trường xe nhập, với 5.387 chiếc, trị giá 168,44 triệu USD. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2009 Nhật Bản mới chỉ đứng thứ 3 trên thị trường nhập khẩu. Hoa Kỳ từ vị trí thứ 2 trên thị trường xe nhập 9 tháng đầu năm 2009 đã rơi xuống vị trí thứ năm vào 2010 chỉ với 3.798 chiếc. Kế đến là xe nhập từ Đài Loan: 5.144 chiếc, trị giá gần 51,41 triệu USD, từ Trung Quốc (4.191 chiếc).

Bảng 2. 4: Thị trường nhập khẩu ôtô 9 tháng đầu năm 2009

Thị trường Lượng (Chiếc) Trị giá (USD)

Hàn Quốc 29.261 296.529.279 Hoa Kỳ 5.048 132.939.695 Nhật bản 4.269 112.266.604 Trung Quốc 3.061 106.605.873 Thái Lan 1.848 31.398.848 Đức 694 24.290.478 Đài Loan 2.138 21.808.767 Canada 369 10.007.894 Anh 56 3.223.444 Indonesia 148 2.335.801 Nga 34 1.780.707 Thuỵ Điển 2 228.000 Ôxtrâylia 32 486.000

Trên thị trường linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2010, hàng Thái Lan dẫn đầu về kim ngạch (425,18 triệu USD), tiếp đến là Nhật Bản (399,83 triệu USD) và Hàn Quốc (341,55 triệu USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô vào Việt Nam tăng 7,2% trong cả năm 2010 lên hơn 1,9 tỷ USD, nhằm phục vụ hoạt động lắp ráp và sửa chữa, thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)