2.3. Tác động của hoạt động nhập khẩu ôtô tới ngành công nghiệp ôtô của
2.3.1.2. Quy mô ngành
Nếu như 15 năm về trước nói đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam chúng ta chỉ có thể nhắc đến các doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô với quy mô nhỏ, thì giờ đây chúng ta đã hình thành hai khối doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô với đầy đủ diện mạo.
Năm 1991 với những đổi mới trong chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ Việt nam, liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên-Công ty ô tô Mêkông được thành lập. Đây được cũng được coi là năm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngay sau đó, quy mô ngành liên tục được mở rộng thông qua việc gia nhập
ngành của một loạt các doanh nghiệp liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô của hầu hết các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới.
Đồ thị 2. 3: Thống kê số lượng các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất linh kiện, sửa chữa ô tô trên toàn quốc
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2009, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số các doanh nghiệp sản xuất ôtô trên lãnh thổ Việt Nam là 397 doanh nghiệp; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô (chiếm 13%), 40 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe (chiếm 10%), 210 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô (chiếm 53%) và 97 doanh nghiệp sửa chữa ôtô (chiếm 24%) được rải đều trên 44 tỉnh, thành trong cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất ôtô năm 2009 đạt 19.956 tỷ đồng, chiếm 2,86% so với toàn ngành công nghiệp.
Cho đến nay, toàn ngành đã có 16 liên doanh được cấp giấy phép hoạt động và đi vào sản xuất, cụ thể như sau:
Hino Motor Vietnam
Ltd Honda Vietnam Ltd
Isuzu Vietnam Ltd Mekong Auto Corp
Mercedes-Benz Vietnam Ltd
Tổng công ty cơ khí
GTVT Sài Gòn SANYANG Việt Nam Công ty TNHH ô tô Toyota Motor Vietnam
Truong Hai Auto
Công ty LD ô tô Hòa
Bình (VMC) Vietnam Suzuki Công tyy LD sản xuất ô tô Ngôi sao (VINASTAR)
Tổng công ty Máy động lực & Máy nông
nghiệp VN (VEAM)
Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản VN
(VINACOMIN)
Tổng công ty Công nghiệp ô tô VN (VINAMOTOR)
Nhà máy ô tô Xuân Kiên (VINAXUKI)
Hình 2. 1: Danh sách 16 liên doanh ô tô Việt Nam (VAMA)
Nguồn: VAMA
Như vậy, hầu hết các nhà sản xuất xe hàng đầu của ba trung tâm sản xuất ô tô trên thế giới là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đã có mặt ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 700 triệu USD, tổng vốn pháp định trên 400 triệu USD và tổng công suất thiết kế đạt khoảng gần 200.000 xe/năm. Có thể nói, các doanh nghiệp liên doanh có vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp ô tô thông qua việc mở rộng quy mô ngành từ chỗ con số không tiến tới thừa sức đáp ứng nhu cầu ô tô trong nước.
Bảng 2. 6: Thị trường ô tô chia theo các hãng
Hãng Sản lượng (cái/năm) Thị phần (%) Tốc độ tăng (%)
Toyota 9125 22.8 -1.2 Ford 5618 14.0 7 Vinastar 5384 13.4 10 Vidamco 5112 12.7 - 4 VMC 3276 8.2 - 29 Visuco 4094 10.2 40 Isuzu 2963 6.5 58 Mercedes Benz 4000 6.5 - 23 Vindaco 813 2.0 - 22 Mekong 737 1.8 - 42 Hino 389 1.0 95 (Nguồn: VAMA)
Ngoài ra, đóng góp vào quy mô ngành công nghiệp này còn phải kể đến các doanh nghiệp trong nước mà phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước như Transinco, Veam, Tổng Công ty Than,…mặc dù với vai trò hết sức khiêm tốn. Cho đến nay, chúng ta có hơn 52 doanh nghiệp trong nước tham gia vào lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, tuy nhiên với sản lượng chưa đáng kể, công nghệ còn lạc hậu thua xa các liên doanh với số vốn đầu tư nước ngoài dồi dào. Chính vì thế, khi nhắc đến ngành công nghiệp ôtô Việt nam, hầu như người ta chỉ bàn đến hoạt động của VAMA - liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô.