Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 27 - 37)

1.4 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản ở thị trƣờng Việt Nam

1.4.2 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Thủy sản. Việt Nam có bờ biển dài 3260 km2, chạy dài từ Bắc đến Nam, đứng thứ 27 trên thế giới. Ngoài ra, nƣớc ta có chủ quyền trên khoảng 1.000.000 km2trên Biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của Biển Đông, với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh, đầm, phá và nhiều ngƣ trƣờng. Mà Biển Đông lại là nơi dồi dào các nguồn tài

19 nguyên thiên nhiên với khoảng 2000 loại cá khác nhau cùng vô số hải sản khác nhƣ: tôm, cua, … Đặc biệt, xung quanh Biển Đông có nhiều rừng ngập mặn, là một hệ thống sinh thái độc đáo cung cấp 50% chất hữu cơ nuôi sống các loài thủy sản ở các cửa sông. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều sông suối, kênh rạc, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bẳng.Chính những điều này đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của ngành Thủy sản Việt Nam.

Bảng 1: Kết quả sản xuất thủy sản giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Sản lƣợng (1000 tấn)-Diện tích (1000 ha) STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So với 2012(%) Năm 2014 So với 2013(%) I Tổng sản lƣợng thủy sản 5.925 6.050 2,1 6.304 4,1 1 Sản lƣợng khai thác 2.652 2.710 2,2 2.684 -0,96 Sản lƣợng khai thác hải sản 2.440 2.506 2,7 2.495 -0,44 Sản lƣợng khai thác nội địa 212 204 -3,8 189 -7,4 2 Sản lƣợng nuôi trồng 3.273 3.340 2 3.620 8,4 A Thủy sản mặn, lợ 1.043 1.140 9,3 Tôm nƣớc lợ 488 548 12,3 260 -52,6 Trong đó: Tôm sú 302 268 -11,3 400 49,3 Tôm thẻ 186 280 50,5 B Thủy sản nƣớc ngọt 2.230 2.200 -1,3 Trong đó: Cá tra 1.244 1.150 -7,6 1.100 -4,3 II Diện tích nuôi 1.214 1.150 -5,3

20 1 Tôm nƣớc lợ 655,2 666 1,6 590 -11,4 Trong đó: Tôm sú 613,4 600 -2,2 95 -84,2 Tôm thẻ 41,8 66 57,9 495 650 2 Cá Tra 6,3 5,2 -7,5 5,5 5,8 III GTSX thủy sản 169.305 175.948 3,9 188.083,9 6,9 1 Khai thác thủy sản 68.562 69.978 2,1 73.023,3 4,4 2 Nuôi trồng thủy sản 100.743 105.970 5,2 115.060,6 8,6

(Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013 của VASEP & tình hình sản xuất thủy sản năm 2014)

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thử thách với thủy sản Việt Nam. Trong năm 2012, tình hình nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cả không ổn định. Diện tích và sản lƣợng cá tra tại nhiều địa phƣơng nhƣ: An Giang 927 ha, giảm 18%, sản lƣợng 186 nghìn tấn, giảm 8%; Vĩnh Long 507 ha, giảm 4%, sản lƣợng 80 nghìn tấn, …Bƣớc sang năm 2013, tình hình sản xuất cá tra vẫn chƣa có dấu hiệu lạc quan do các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu vẫn trong tình trạng khó khăn cả về thị trƣờng xuất khẩu và tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, sản lƣợng cá tra năm 2013 đạt 1.150 nghìn tấn tƣơng ứng với diện tích 5,2 nghìn ha. Năm 2014, sản xuất cá tra đã có dấu hiệu phục hồi. Nuôi cá tra tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi khu vực hộ gia đình. Diện tích nuôi thả cá tra dần trở lại ổn định so với năm 2013, cụ thể là ở hai tỉnh Đồng Tháp đạt 1859 ha tăng 1,7%; An Giang 1217,9 ha, xấp xỉ cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lƣợng cá tra vào năm 2014 vẫn giảm so với năm 2013, đạt 1.100 nghìn tấn, giảm 4,3% so với năm 2013.

Tình hình nuôi tôm năm 2012 cũng gặp một số khó khăn do dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy lan rộng trên phần diện tích nuôi làm sản lƣợng thu hoạch tôm tại một số địa phƣơng giảm nhƣ: Sóc Trăng giảm 18%; Long An giảm 13%; Trà Vinh giảm 59%. Bƣớc sang năm 2013, tình hình sản xuất tôm tƣơng đối ổn

21 định hơn. Năm 2014, sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất lợi, dịch bệnh vẫn diễn ra rất phức tạp ở nhiều nơi. Ngoài ra, trong năm còn có sự chuyển đổi mạnh từ diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, cụ thể là diện tích nuôi tôm sú năm 2013 là 600 nghìn ha, chỉ còn 95 nghìn ha vào năm 2014, trong khi đó, diện tích nuôi tôm thẻ đạt 66 nghìn ha vào năm 2013, lại tăng lên đến 495 nghìn ha vào năm 2014.

Sản lƣợng thủy sản khai thác ngày càng tăng, đạt 2.710 nghìn tấn vào năm 2013, tăng 2,2% so với năm 2012. Nguyên nhân là do mô hình tổ đội kết hợp trong tổ chức khai thác biển nhằm tiết kiệm chi phí ngày càng đƣợc phổ biến rộng rãi, các tàu thuyền đánh bắt tập trung chủ yếu vào khai thác có chọn lọc các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Trong khi khai thác biển ngày một thuận lợi, thì khai thác nội địa lại ngày một gặp khó khăn nhiều hơn, sản lƣợng khai thác nội địa chỉ đạt 204 nghìn tấn, giảm 3,8% so với năm 2012. Bƣớc sang năm 2014, tuy khai thác hải sản biển chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dƣơng 981 trong vùng biển Việt Nam, nhƣng nhìn chung sản lƣợng khai thác biển vẫn không suy giảm nhiều. Vì thời tiết của vụ cá trong năm thuận lợi, nắng ấm kéo dài, ít bão, nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt.

1.4.3 Các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính-Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014

Việt Nam là một trong bốn nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.Đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, tôm đã có mặt tại 92 thị trƣờng, cá tra có mặt tại 142 thị trƣờng, cá ngừ 90 thị trƣờng, với các thị phần chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

22

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014

(ĐVT: 1000 USD)

Năm Kim ngạch xuất khẩu

Giá trị Chênh lệch (%) 2010 5.016.297 2011 6.112.370 21,85 2012 6.092.760 -0,32 2013 6.717.430 10,25 2014 7.836.037 16,65 (Tổng hợp từ Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2010-2014 có nhiều biến động. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 6.112.370 nghìn USD, tăng 21,85% so với năm 2010 khiến tình hình xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta đầy khả quan. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trƣờng đang tăng cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm 2011, tại các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ tăng gần 40%, Đức 32,5%, và Canada tăng gấphai lần so với cùng kỳ năm 2010. Mặt khác,

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 2010 2011 2012 2013 2014

23 một phần cũng xuất phát từ sự gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, và sản lƣợng khai thác thủy sản tăng cao cũng khiến nguồn cung thủy sản trong nƣớc dồi dào.

Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu có xu hƣớng giảm nhẹ còn 6.092.760 USD, giảm 0,32% so với năm 2011. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn mà ngành tôm gặp phải trong năm 2012, dịch bệnh xảy ra nhiều tại các vùng nuôi, khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm và giá cả thay đổi thất thƣờng.Mặt khác, nhu cầu thủy sản ở EU giảm do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng nợ công. Chính điều này đã ảnh hƣởng chung đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc.

Bƣớc sang năm 2013 và 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng đều qua các năm, lần lƣợt đạt 6.717.430 nghìn USD vào năm 2013, tăng 10,25% so với năm 2012, và đạt 7.836.037 nghìn USD vào năm 2014, tức tăng 16,65% so với năm 2013. Tình hình xuất khẩu thủy sản ngày càng khả quan hơn là vì ngành tôm nói riêng và thủy sản nói chungdần dần phục hồi sau các dịch bệnh từ nhiều nơi.Không những thế, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các thị trƣờng thế giới vẫn tiếp tục tăng.

Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt giá trị cao tại một số thị trƣờng lớn, nhiều tiềm năng nhƣ: EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN.

24

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang một số thị trƣờng chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2014

(ĐVT: 1000 USD) Năm Thị trƣờng 2010 2011 2012 2013 2014 EU 1.137.061 1.318.327 1.087.871 1.104.319 1.356.827 Mỹ 955.930 1.159.268 1.166.915 1.462.986 1.709.564 Nhật 894.055 1.015.887 1.084.988 1.115.589 1.195.229 Hàn Quốc 388.650 490.261 509.616 511.856 651.936 ASEAN 214.481 315.940 343.512 380.898 446.770 Trung Quốc 162.558 223.117 275.293 426.110 466.861 (Tổng hợp từ Tổng cục thống kê) Giai đoạn 2010-2014, EU, Mỹ, Nhật, Hàn, ASEAN và Trung Quốc liên tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản ở nƣớc ta. Trong đó, EU luôn chiếm vị trí là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2010-2011.

Tuy nhiên, đến năm 2012, EU là thị trƣờng nhập khẩu duy nhất bị suy giảm, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 1.087.871 ngàn USD, giảm 17,48% so với năm 2011. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc đều có mức tăng trƣởng dƣơng so với năm 2011, lần lƣợt là 0,66%, 6,8%, 3,95%, 8,73%, 23,39%. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc tại khu vực EU. Cuộc khủng hoảng này gây nên nhiều hậu quả nhƣ: tình hình thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát tăng cao,đồng Euro mất giá, tăng trƣởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế ngƣời dân và cầu tiêu dùng

25 với hàng nhập khẩu giảm mạnh. Giai đoạn 2013-2014, tuy kim ngạch xuất khẩu sang EU bắt đầu tăng lại. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU tăng nhẹ, đạt 1.104.319 nghìn USD, tức tăng 1,5% so với 2012. Do vẫn còn ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nên nhu cầu tiêu thụ của ngƣời dân EU vẫn thấp. Bƣớc sang năm 2014, tình hình xuất khẩu sang EU khả quan hơn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU tăng mạnh, đạt 1.356.827 nghìn USD, tức tăng 22,87% so với năm 2013. Nguyên nhân xuất phát từ tỷ lệ thất nghiệp tại EU đã bắt đầu giảm từ cuối năm 2013. Một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thì nhiều ngƣời dân bắt đầu có thu nhập ổn định, khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm tăng lên, trong đó có thủy sản.

Với sự sụt giảm của thị trƣờng EU vào năm 2012 và dù đã dần phục hồi lại vào năm 2014, nhƣng từ năm 2012 trở đi, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng đều qua các năm, Mỹ đã trở thành thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, đạt 1.709.564 ngàn USD vào năm 2014, tức tăng 16,85% so với 2013.Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ ngƣời dân tăng, và các sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trƣờng Mỹ.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trƣờng Nhật, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc tăng đều trong giai đoạn 2010-2014. Sau Mỹ và EU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật xếp thứ 3, và Hàn Quốc xếp thứ tƣ, do ngƣời dân hai nƣớc đều có truyền thống lâu đời tiêu thụ thủy sản và xem đây là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nên nhu cầu thủy sản ở hai thị trƣờng này là rất lớn. Tuy nhiên, dù kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhƣng vẫn chƣa xứng với tiềm năng của hai thị trƣờng này. Nguyên nhân là do các quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với hàng thủy sản nhập khẩu cùng các rào cản phi thuế quan.

Theo sau Nhật và Hàn, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN xếp thứ tƣ và Trung Quốc xếp thứ năm. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc lại có tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với ASEAN, đạt 426.110 ngàn USD, tăng 54,78% so với năm 2012. Do đó, từ năm 2013, ASEAN trở thành thị trƣờng nhập khẩu thủy sản

26 Việt Nam xếp hạng sau Trung Quốc, vì Trung Quốc là một trong những thị trƣờng tiềm năng, với dân số đông khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao.

Nhìn chung, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động xuất khẩu. Việt Nam sở hữu ao hồ, sông, kênh rạch cùng vùng đặc quyền khai thác biển Đông rộng lớn với nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú.Ngoài ra, nghề cá đã xuất hiện và tồn tại từ xƣa, nên ngƣời dân Việt Nam rất có kinh nghiệm trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.Bởi vì có một nguồn cung dồi dào nên Việt Nam đủ sức cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng có rất nhiều khó khăn.Trong nƣớc, tình hình dịch bệnh thủy sản ở một số loài thƣờng xảy ra, gây thiệt hại rất lớn, khiến giá thành thủy sản tăng cao. Không những thế, giá thành thức ăn chăn nuôi thủy sản liên tục tăng cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng từ nhu cầu các thị trƣờng. Nếu bất kỳ thị trƣờng nào xảy ra vấn đề gì, làm ảnh hƣởng cầu thủy sản cũng gây tác động đến Việt Nam, đặc biệt là các thị trƣờng nhập khẩu thủy sản hàng đầu của nƣớc ta nhƣ: EU, Mỹ, Nhật, Hàn, ASEAN, Trung Quốc.

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ những nội dung trên, tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng đối với quốc gia cũng nhƣ là các doanh nghiệp đã đƣợc khẳng định một cách cụ thể thông qua các lý thuyết và phân tích các số liệu thống kê. Mặt khác, các hình thức xuất khẩu vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi hình thức đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Vì vậy, tùy theo năng lực và chiến lƣợc kinh doanh, mà các doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu nào sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu chịu chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ: pháp luật, chính trị, thị hiếu tiêu dùng, kinh tế, … với phạm vi trong và ngoài nƣớc nên đây là một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu cần phải cân nhắc và thận trọng trong mọi việc, từ khâu nghiên cứu, lực chọn thị trƣờng xuất khẩu, lập phƣơng án kinh doanh, đến thực hiện hợp đồng xuất khẩu và đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đƣa ra các chính sách thích hợp trƣớc các biến động, bất ổn của thị trƣờng nhằm đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.

28

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)