2.1 Sơ lƣợc thị trƣờng Mỹ
2.1.1 Đặc điểm về văn hóa-con ngƣời
Mỹ là một thị trƣờng đầy tiềm năng và hấp dẫn, là mục tiêu xuất khẩu mà nhiều nƣớc nhắm đến trong đó có Việt Nam. Trong số các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Mỹ luôn là thị trƣờng chiếm kim ngạch xuất khẩu cao, xếp hạng thứ nhất hay thứ hai. Mỹ là một thị trƣờng khá lớn, với dân số 318.892.103 (tính đến tháng 7/2014). Đặc biệt, Mỹ có rất nhiều dân tộc khác nhau, hiện đang sinh sống và làm việc tại đây nhƣ: da đen, da trắng, gốc châu Á, thổ dân da đỏ và Alaska, thổ dân Hawai và các nhóm khác. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục tập quán.Điều này tạo nên một môi trƣờng văn hóa đa dạng và phong phú.Do đó, sức mua lớn, sở thích tiêu dùng cũng rất đa dạng. Ngoài ra, ngƣời Mỹ rất tự do và thực dụng trong việc mua bán và lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng, không phân biệt trong hay ngoài nƣớc, miễn là có thƣơng hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ, mang lại cho họ nhiều lợi ích.Có thể nói, Mỹ cũng là một nƣớc có ngành thủy sản khá phát triển, nhƣng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, nên nhập khẩu thủy sản là một điều không thể tránh khỏi. Vì những lý do trên, Mỹ trở thành một trong những thị trƣờng béo bở nhƣng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, các nhà xuất khẩu phải cẩn trọng khi có ý định thâm nhập vào thị trƣờng này.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế
Mỹ là một nƣớc sở hữu nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, điển hình là các ngành dịch vụ hàng đầu nhƣ: ngân hàng, khách sạn, kế toán, các dịch vụ tài chính, … chiếm 79,4% các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, Mỹ là quốc gia hàng đầu trong công nghiệp, chiếm 19,5% trong GDP theo ngành vào năm 2013, nhƣ: chế tạo về ô tô, hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất, … Bên cạnh các thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp của Mỹ cũng rất phát triển, chiếm các thứ hạng đều trên thế giới về sản lƣợng ngũ cốc. Các sản phẩm nông
29 nghiệp chính của Mỹ bao gồm nhiều loại nhƣ: các loại ngũ cốc, ngô, hoa quả, thịt bò, thịt heo, sản phẩm sữa, …
Mỹ là một trong những quốc gia có quy mô kinh tế lớn trên thế giới, với GDP đạt 16,72 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng GDP là 1,6% tính đến năm 2013.
Bảng 4: Các chỉ số kinh tế của Mỹ giai đoạn 2011-2013
ĐVT: GDP(ppp)-tính theo USD năm 2013: nghìn tỷ USD; GDP theo đầu ngƣời:USD
2011 2012 2013
GDP(ppp)-tính theo USD năm 2013
16,02 16,47 16,72
Tăng trƣởng GDP 1,8% 2,8% 1,6%
GDP theo đầu ngƣời 51.400 52.400 52.400
GDP theo ngành (2013) Nông nghiệp: 1,1% Công nghiệp: 19,5% Dịch vụ: 79,4% Tỷ lệ thất nghiệp 9% 8,1% 7,3% Tỷ lệ lạm phát 3,1% 2,1% 1,5%
( Nguồn: Hồ sơ thị trƣờng Hoa Kỳ của VCCI) Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, GDP của Mỹ tăng đều qua các năm. Đặc biệt, GDP có mức tăng trƣởng cao vào năm 2012 đạt 2,8%, và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2013 nhƣng với mức tăng thấp hơn. Với mức GDP cao, đạt 16,72 nghìn tỷ USD vào năm 2013, các công ty nƣớc ngoài có xu hƣớng đầu tƣ vào Mỹ nhiều hơn, khiến sản xuất trong nƣớc phát triển và tăng cao. Một khi sản xuất trong nƣớc tăng mạnh, thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nƣớc khác sẽ giảm đi. Tuy nhiên, hiện nay, ngành nuôi trồng và sản xuất thủy sản tại Mỹ tuy có phát triển nhƣng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nƣớc. Do đó, tại Mỹ, đa số các sản phẩm thủy sản tiêu dùng đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, GDP theo đầu ngƣời cũng tăng trong giai đoạn 2011-2012 và không đổi vào năm 2013. Vào năm 2013, GDP trên đầu ngƣời của Mỹ đạt 52.400 USD
30 cao hơn rất nhiều so với những nƣớc khác.Điều này cho thấy tổng thu nhập của ngƣời dân Mỹ trong nền kinh tế ngày càng tăng và tổng chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao hơn, nghĩa là nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại đây khá cao.
Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm qua các năm đã khái quát lên phần nào về đời sống của ngƣời dân Mỹ. Ngƣời dân có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định ngày một nhiều hơn sẽ khiến đời sống vật chất của ngƣời Mỹ ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm về mặt lƣợng và chất đều ở mức cao hơn so với những quốc gia khác, trong đó có cả mặt hàng thủy sản.Ngoài ra, tại Mỹ có xảy ra lạm phát, nhƣng tỷ lệ lạm phát ngày càng giảm. Điều này cho thấy tổng cầu tại Mỹ tăng nhanh hơn tổng cung, tuy nhiên tình hình này có xu hƣớng giảm. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, tổng của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ngày một giảm đi so với năm trƣớc đó. Tổng này càng giảm thì mức độ tồi tệ của nền kinh tế cũng càng giảm theo, khiến ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp ngày một ít ngại tiêu dùng và đầu tƣ hơn so với trƣớc đó.
2.1.3 Đặc điểm về chính trị
Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Hiến pháp Mỹ quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tƣ pháp thuộc về Tòa án tối cao.Bên cạnh đó, một nét đặc biệt trong hệ thống chính trị của Mỹ là chế độ đa đảng.Tuy có nhiều đảng nhƣng đảng cầm quyền tại đây vẫn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Sự khác biệt cơ bản giữa hai đảng là một đảng nắm chính quyền, còn đảng kia thì đối lập. Dù đảng nào cầm quyền thì mục tiêu chung vẫn là phục vụ quyền lợi cho giai cấp tƣ sản Mỹ và phấn đấu để đƣa Mỹ trở thành cƣờng quốc lớn mạnh trên thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự.
Bên cạnh đó, một điểm nổi bật trong hệ thống văn hóa chính trị Mỹ cần chú ý là hoạt động vận động hành lang. Tại Mỹ, hoạt động này đƣợc cho là hợp pháp và có cả một đạo luật về vấn đề này. Quá trình xây dựng các chính sách và pháp luật chịu ảnh hƣởng mạnh từ hoạt động vận động hành lang, mà những ngƣời thực hiện các hoạt động này là các nhóm lợi ích. Có rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau:
31 nhóm lợi ích về kinh doanh, nhóm lợi ích về hiệp hội nghề nghiệp, nhóm liên Chính phủ, nhóm lợi ích công, nhóm công đoàn.
Trong hoạt động thƣơng mại nói riêng, các công ty Mỹ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thƣơng mại đa phƣơng và song phƣơng giữa Mỹ và các nƣớc.Họ thƣờng xuyên vận động, thậm chí gây sức ép với Quốc hội và chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả của cuộc đàm phán có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.
2.1.4 Quan hệ thƣơng mại
Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995, trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.Từ khi thiết lập quan hệ, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.
Ngày 26-27/9/2009, Đoàn quan chức cao cấp liên ngành của Mỹ do Thứ trƣởng Thƣờng trực Bộ Ngoại giao James Steinberg dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Tháng 7/2010, Ngoại trƣởng Mỹ Hilary Rodham Clinton đã tới Việt Nam để tham dự Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) và trở lại Việt Nam vào tháng 10 để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) theo lời mời của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng với tƣ cách là khách mời.
Thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez thăm và làm việc tại Việt Nam (04/2011).
Ngoại trƣởng Hoa Kỳ Hillary Clinton có chuyến thăm lần thứ 3 đến Việt Nam trƣớc khi tham dự Diễn đàn An ninh Asian (ARF) lần thứ 19.
Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nƣớc Việt Nam thăm chính thức Mỹ từ 24-26/7/2013.
Ngoại trƣởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam vào tháng 12/2013 nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc sau thỏa thuận về quan hệ đối tác toàn diện đạt đƣợc giữa hai nƣớc.
32 Quan hệ thƣơng mại Việt-Mỹ ngày càng có những bƣớc tiến rõ nét hơn, góp phần hỗ trợ và phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc. Cụ thể là hai nƣớc đã ký kết một số hiệp định và thỏa thuận về kinh tế nhƣ: Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam-Mỹ, Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ, Hiệp định Dệt-may, Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, …Sau khi các hiệp định lần lƣợt có hiệu lực, hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc ngày một phát triển hơn.Hiện nay, Mỹ đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất nhƣng cũng nhiều thách thức nhất đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Một số mặt hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng Mỹ nhƣ: may mặc, thủy sản, đồ gỗ nội thất, giày dép, túi ví da và ô dù. Tuy nhiên, do Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng đến từ các công ty, tập đoàn lớn nên mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nội địa và các nhà xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn. Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng Việt Nam đã tiến hành vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc, tạo khó khăn cho một số mặt hàng xuất hẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ còn tiếp tục thực hiện rất nhiều biện pháp và rào cản thƣơng mại, các quy định, thủ tục khó khăn, phức tạp nhằm gây khó dễ cho các nhà xuất khẩu trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, mỗi một thị trƣờng đều có những nét đặc trƣng riêng về văn hóa- con ngƣời, chính trị, kinh tế và quan hệ thƣơng mại với Việt Nam.Những nhân tố này góp phần chi phối đến các hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu thủy sản. Mỹ là một trong những quốc gia xem trọng vấn đề về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có cầu về thủy sản lớn, đời sống vật chất của ngƣời dân cao nên đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Ngoài ra, với sự phát triển ngày càng tăng trong mối quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt-Mỹ, cơ hội để thâm nhập thị trƣờng này sẽ ngày một tăng lên và hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
33
2.2Các quy định liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng Mỹ 2.2.1 Hệ thống thuế quan và hạn ngạch
Nhìn chung, Mỹ kiểm soát thủy sản nhập khẩu không thông qua hạn ngạch mà quản lý thông qua hai biện pháp chủ yếu: thuế nhập khẩu thùy sản và kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp kỹ thuật nhƣ: vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát môi trƣờng đánh bắt và nuôi trồng. Tuy nhiên, một số trƣờng hợp đặc biệt vẫn bị áp dụng hạn ngạch.Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, Mỹ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với cá ngừ và cá trồng.Tổ chức Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã(FWS) hạn chế nhập khẩi đối với trứng cá muối. Ngoài ra, Mỹ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu tôm và tôm pandan và các sản phẩm áp dụng đối với một số nƣớc nhất định.
Riêng về thuế, hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị. Một số hàng nhập khẩu chịu thuế theo số lƣợng, một số khác thì chịu thuế gộp. Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, sản phẩm nhập khẩu phải chịu các mức thuế khác, áp dụng theo Luật thuế chống trợ cấp, Luật thuế chống bán phá giá.
Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đƣợc áp dụng với những nƣớc thành viên Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và những nƣớc tuy chƣa phải là thành viên WTO nhƣng đã ký hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Mỹ. Hàng hóa của các nƣớc thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế nhƣ nhau khi vào Mỹ. Khi Mỹ giảm hay loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan, thì sự thay đổi đó đƣợc áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia đƣợc hƣởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các nƣớc không có MFN sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều.Việt Nam nằm trong trƣờng hợp đƣợc hƣởng mức thuế MFN của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn áp dụng nhiều mức thuế ƣu đãi khác nhƣng không áp dụng cho Việt Nam nhƣ: mức thuế áp dụng cho Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP), sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (CBI), luật ƣu đãi thƣơng mại Andean (ATPA), luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (AGOA), các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng.
34 Đối với thủy sản Việt Nam, vào ngày 29/5/2013, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nƣớc ấm đông lạnh của Việt Nam.Có thể nói, Mỹ đang áp cùng lúc 2 loại thuế đánh vào tôm Việt Nam gồm thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.Điều này đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đối với cá tra, đầu năm 2013, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) đã phán quyết tăng thuế chống bán phá giá ca tra phi lê đông lạnh của Việt Nam với mức thuế tăng khoảng 65% so với mức thuế ban đầu.
2.2.2 Thủ tục nhập khẩu
Khi muốn xuất khẩu sang Mỹ, các nhà sản xuất, xuất khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu Việt Nam nói riêng phải đăng ký FDA trƣớc khi mặt hàng của họ có thể đƣợc phép nhập khẩu vào Mỹ. Năm 2011, Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã triển khai các quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) liên quan đến kiểm soát hàng hóa nông sản, thủy sản nhập khẩu từ các nƣớc trong đó có cả Việt Nam. Theo đó, áp dụng điều 102 của FSMA, tất cả các cơ sở chế biến nông sản và thủy sản xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của FDA phải thực hiện đăng ký mới và đăng ký lại với FDA vào ngày 1/10 đến 31/12 các năm chẵn để đƣợc cấp một mã số kinh doanh mới, Mã số này có giá trị trong hai năm. Kể từ ngày 1/1/2013, các lô hàng thực phẩm của các cơ sở không có mã số kinh doanh mới hợp lệ sẽ bị lƣu giữ tại cảng hay bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu phải đăng ký thông tin về đại diện của họ tại Mỹ để cung cấp thông tin và thanh toán chi phí kiểm tra cho FDA theo yêu cầu. Mọi thông tin liên quan đến nhà cung ứng, FDA sẽ thông báo cho ngƣời đại diện tại Mỹ. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần lựa chọn ngƣời có uy tín, có mối liên lạc thƣờng xuyên và biết cách làm việc với FDA để đại diện cho mình đăng ký với FDA. Các chi phí liên quan đến việc kiểm tra, đi lại, chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp bị kiểm tra sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả.
Bên cạnh đó, khi nhập khẩu các mặt hàng thủy sản cũng nhƣ thực phẩm đồ uống nói chung vào thị trƣờng Mỹ, các nhà nhập khẩu phải thông báo cho Cục An
35 toàn Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ(FDA) biết trƣớc khi đƣa hàng vào thị trƣờng theo mẫu thông báo trƣớc. Khi đó, FDA sẽ ra thông báo là đồng ý hay không việc cho nhập khẩu hàng vào Mỹ, nhằm phân loại tốt hơn hàng hóa, đảm bảo hàng hóa lƣu hành trên thị trƣờng an toàn.
Hàng hóa có thể không đƣợc đƣa vào Mỹ cho tới khi đƣợc phép của Cơ quan