Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 86 - 88)

Trong năm 2015 này, xuất khẩu thủy sản sẽ bị ảnh hƣởng khá nhiều từ các yếu tố thị trƣờng hiện nay nhƣ: giá dầu, tỷ giá hối đoái các đồng ngoại tệ luôn thay đổi, khiến giá nhập khẩu không ngừng biến động, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời tiêu dùng trong ngành này. Theo dự báo của VASEP, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng khoảng 1,5 % so với năm 2014, các mặt hàng thuỷ sản khác sẽ có sự tăng nhẹ so với trƣớc đó nhƣ xuất khẩu cá ngừ tăng 5%, mực và bạch tuộc tăng 8%, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tăng 5%. Trong tƣơng lai, ngành thủy sản vẫn tiếp tục tăng trƣởng, phát triển thành một trong những ngành lớn mạnh của quốc gia, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, góp phần vào nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc.

Bên cạnh đó, theo quyết định Phê duyệt Chƣơng trình Phát triển xuất khẩu thủy sảnđến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 số 279/QĐ-TTg, ký ngày 7/3/2012 đã chỉ ra mục tiêu xuất khẩu và giá trị và sản lƣợng cụ thể trong từng mặt hàng thủy sản vào năm 2020. Theo quyết định này, mục tiêu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, với tổng sản lƣợng đạt khoảng 1,9 triệu tấn. Trong đó, thủy sản đông lạnh có mục tiêu xuất khẩu cao nhất, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,3 tỷ USD và sản lƣợng khoảng 1,67 triệu tấn. Theo đây, các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam nhƣ: tôm, cá tra, … đƣợc ngƣời tiêu dùng ở nhiều thị trƣờng ƣa thích sẽ tăng trƣởng mạnh, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,3 tỷ USD, và cá tra đạt khoảng 3 tỷ USD.

78

Bảng 15: Sản lƣợng và giá trị kim ngạch của một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2020

TT Nhóm sản phẩm Năm 2020 Sản lƣợng (nghìn tấn) KNXK (triệu USD) I Thủy sản đông lạnh 1.670 8.340 1 Tôm 330 3.300 2 Cá tra 850 3.000 3 Cá ngừ 90 450 Cá khác 280 940 Mực và bạch tuộc 120 650 II Thủy sản khô 80 400 III Thủy sản khác 150 1260 Tổng 1.900 10.000 (Nguồn: Quyết định số 279/QĐ-TTg) Mặt khác, theo quyết định này, hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các thị trƣờng truyền thống, đặc biệt giữ vững ba thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nƣớc.

Thị trƣờng EU: Phấn đấu đạt 21% tỉ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Cá tra (35%), tôm (15%), cá ngừ (25%), mực, bạch tuộc (20%).

Thị trƣờng Nhật Bản: Phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tôm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).

Thị trƣờng Mỹ: Phấn đấu đạt 19% tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chính là: Tôm (15%), cá tra (15%), cá ngừ (35%).

Không những thế, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu phấn đấu 100% sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi

79 trƣờng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ: Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trƣờng mới, khó tính (Nga, Hàn Quốc…).

Nhìn chung, với mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển mà Nhà nƣớc đã định ra trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hứa hẹn đầy tiềm năng, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Có thể nói, trong những năm sắp tới, ngành thủy sản sẽ ngày một khẳng định tầm quan trọng, bức thiết đối với ngƣời dân và đất nƣớc.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 86 - 88)