Giải pháp: Đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 93 - 94)

Cơ sở giải pháp:

Hiện nay, Công ty chỉ chuyên sản xuất về mặt hàng cá tra các loại.Vì vậy, nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra ảnh hƣởng đến nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, thì hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chịu tác động không nhỏ. Do đó, để tránh trƣờng hợp xấu có thể xảy ra, Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm, nhằm phân tán rủi ro kinh doanh, giúp mang lại hiệu quả kinh doanh tối ƣu.

Mục tiêu giải pháp:

Đa dạng hóa sản phẩm của Công ty, tăng cƣờng sản xuất thêm các sản phẩm phổ biến khác nhƣ: tôm, mực, cá rô phi, … nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nội dung giải pháp:

Đa dạng hóa sản phẩm là một việc quan trọng cần phải quan tâm phát triển, tuy nhiên để thực hiện điều này thì Công ty cần phải cân nhắc thật thận trọng.

Bƣớc 1: Công ty cần phải xem xét vùng nuôi trồng thủy sản có thể mở rộng thêm bao nhiêu ha. Ở bƣớc đầu chuẩn bị sản xuất loại sản phẩm mới, Công ty chỉ nên thực hiện ở phạm vi nhỏ vì chƣa có kinh nghiệm và cũng không thể lƣờng trƣớc đƣợc kết quả nhƣ thế nào. Sau đó, Công ty mới tính toán để quyết định dành bao nhiêu ha vùng nguyên liệu để nuôi trồng loại thủy sản mới.

Bƣớc 2: phòng kinh doanh nên thực hiện công tác nghiên cứu tại Mỹ và một vài thị trƣờng khác để xem xét hiện nay loại thủy sản nào đƣợc ƣa chuộng tiêu dùng, cụ thể nhƣ: cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng, …

85 Bƣớc 3: Công ty tiếp tục xem xét lại kinh nghiệm nuôi trồng của bản thân cùng các thiết bị máy móc sẵn có trong nhà máy chế biến so với những loại thủy sản nào hiện đƣợc ƣa chuộng tiêu dùng. Sau đó, Công ty mới quyết định lựa chọn nuôi trồng loại thủy sản phù hợp với năng lực bản thân nhất, ít phải đầu tƣ thêm các trang thiết bị cần thiết.

Bƣớc 4: Sau khi sản xuất thử số lƣợng nhỏ tại đợt đầu tiên, dù thành công, Công ty không nên xuất khẩu mà nên bán trong nƣớc để xem xét, đánh giá phản ứng của ngƣời tiêu dùng. Tiếp theo, nếu thấy phản ứng tốt, Công ty tiến hành đƣa sản phẩm mới vào catalogue, và mang mẫu thử để quảng cáo sản phẩm đến các đối tác nƣớc ngoài khi tham gia các hội chợ thủy sản lớn ở nƣớc ngoài nhƣ hội chợ Foodex Nhật Bản, hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ - Boston, hội chợ Thủy sản Toàn cầu – Brusell (Bỉ), hội chợ Thủy sản và nghề cá Busan (Hàn Quốc).

Đặc biệt, Công ty cần lƣu ý về chất lƣợng, nhãn mác, bao bì của sản phẩm mới trong những đơn hàng đầu tiên.Vì bất kỳ một vấn đề gì xảy ra, Công ty cũng có thể làm mất lòng tin ở các đối tác đối với sản phẩm mới.

Kết quả dự kiến đạt được:

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho Công ty.Đầu tiên, Công ty có thể giảm bớt rủi ro trong kinh doanh khi chỉ chuyên sản xuất, xuất khẩu một mặt hàng duy nhất-cá tra. Mặt khác, nếu sản phẩm mới thành công và đƣợc mở rộng phát triển thì sẽ giúp nâng cao doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho Công ty. Cuối cùng, thực hiện tốt việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp Công ty tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trong mƣời Công ty xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện tốt giải pháp này thì cần phải có đủ vốn, mà vốn là một vấn đề rất quan trọng và khó giải quyết hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)