Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 37 - 39)

Mỹ là một nƣớc sở hữu nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, điển hình là các ngành dịch vụ hàng đầu nhƣ: ngân hàng, khách sạn, kế toán, các dịch vụ tài chính, … chiếm 79,4% các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, Mỹ là quốc gia hàng đầu trong công nghiệp, chiếm 19,5% trong GDP theo ngành vào năm 2013, nhƣ: chế tạo về ô tô, hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất, … Bên cạnh các thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp của Mỹ cũng rất phát triển, chiếm các thứ hạng đều trên thế giới về sản lƣợng ngũ cốc. Các sản phẩm nông

29 nghiệp chính của Mỹ bao gồm nhiều loại nhƣ: các loại ngũ cốc, ngô, hoa quả, thịt bò, thịt heo, sản phẩm sữa, …

Mỹ là một trong những quốc gia có quy mô kinh tế lớn trên thế giới, với GDP đạt 16,72 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng GDP là 1,6% tính đến năm 2013.

Bảng 4: Các chỉ số kinh tế của Mỹ giai đoạn 2011-2013

ĐVT: GDP(ppp)-tính theo USD năm 2013: nghìn tỷ USD; GDP theo đầu ngƣời:USD

2011 2012 2013

GDP(ppp)-tính theo USD năm 2013

16,02 16,47 16,72

Tăng trƣởng GDP 1,8% 2,8% 1,6%

GDP theo đầu ngƣời 51.400 52.400 52.400

GDP theo ngành (2013) Nông nghiệp: 1,1% Công nghiệp: 19,5% Dịch vụ: 79,4% Tỷ lệ thất nghiệp 9% 8,1% 7,3% Tỷ lệ lạm phát 3,1% 2,1% 1,5%

( Nguồn: Hồ sơ thị trƣờng Hoa Kỳ của VCCI) Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, GDP của Mỹ tăng đều qua các năm. Đặc biệt, GDP có mức tăng trƣởng cao vào năm 2012 đạt 2,8%, và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2013 nhƣng với mức tăng thấp hơn. Với mức GDP cao, đạt 16,72 nghìn tỷ USD vào năm 2013, các công ty nƣớc ngoài có xu hƣớng đầu tƣ vào Mỹ nhiều hơn, khiến sản xuất trong nƣớc phát triển và tăng cao. Một khi sản xuất trong nƣớc tăng mạnh, thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nƣớc khác sẽ giảm đi. Tuy nhiên, hiện nay, ngành nuôi trồng và sản xuất thủy sản tại Mỹ tuy có phát triển nhƣng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nƣớc. Do đó, tại Mỹ, đa số các sản phẩm thủy sản tiêu dùng đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, GDP theo đầu ngƣời cũng tăng trong giai đoạn 2011-2012 và không đổi vào năm 2013. Vào năm 2013, GDP trên đầu ngƣời của Mỹ đạt 52.400 USD

30 cao hơn rất nhiều so với những nƣớc khác.Điều này cho thấy tổng thu nhập của ngƣời dân Mỹ trong nền kinh tế ngày càng tăng và tổng chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao hơn, nghĩa là nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại đây khá cao.

Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm qua các năm đã khái quát lên phần nào về đời sống của ngƣời dân Mỹ. Ngƣời dân có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định ngày một nhiều hơn sẽ khiến đời sống vật chất của ngƣời Mỹ ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm về mặt lƣợng và chất đều ở mức cao hơn so với những quốc gia khác, trong đó có cả mặt hàng thủy sản.Ngoài ra, tại Mỹ có xảy ra lạm phát, nhƣng tỷ lệ lạm phát ngày càng giảm. Điều này cho thấy tổng cầu tại Mỹ tăng nhanh hơn tổng cung, tuy nhiên tình hình này có xu hƣớng giảm. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, tổng của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ngày một giảm đi so với năm trƣớc đó. Tổng này càng giảm thì mức độ tồi tệ của nền kinh tế cũng càng giảm theo, khiến ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp ngày một ít ngại tiêu dùng và đầu tƣ hơn so với trƣớc đó.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 37 - 39)