Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Mỹ của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 76 - 87)

giai đoạn 2010-2014

ĐVT: triệu USD

(Nguồn: Báo cáo kết quả xuất khẩu) Trong giai đoạn 2010-2014, với những bƣớc tiến trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty, thị trƣờng Mỹ ngày một đóng vai trò quan trọng, và đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn hàng đầu của Công ty. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ qua các năm đều tăng, nhƣng giảm nhẹ vào năm 2013. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Công ty vẫn chƣa xứng tầm với thị trƣờng Mỹ. Nhƣ phân tích ở chƣơng hai, thị trƣờng Mỹ chứa đựng nhiều tiềm năng lớn về tiêu thụ cá tra, với mức tiêu thụ cá tra bình quân đầu ngƣời ngày một tăng qua các năm, và đạt 0.8 pound/ngƣời/năm vào năm 2013.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ còn thấp, chỉ đạt 7,24 triệu USD, chỉ chiếm 36,57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân là do công tác nghiên cứu thị trƣờng, và quảng cáo sản phẩm tại Mỹ chƣa đƣợc thực hiện tốt, cụ thể là vì kinh phí ban đầu khá eo hẹp nên hầu hết việc nghiên cứu, quảng cáo đƣợc thực hiện thông qua Internet, việc tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng, quảng cáo trực tiếp tại Mỹ vẫn còn hạn chế. Vì vậy, Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trƣờng này.

Năm KNXK sang Mỹ Chênh lệch Tỷ trọng so với KNXK chung Giá trị % 2010 7,24 36,57% 2011 13,61 6,37 87,98 44,52% 2012 19,87 6,26 46 66,86% 2013 19,66 -0,21 -1,06 57,49% 2014 22,79 3,13 15,92 59,19%

68 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 13,61 triệu USD, tức tăng 6,37 về giá trị và 87,98% về tỷ trọng, chiếm 44,52% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, do thƣơng hiệu của Công ty ngày càng có uy tín, đƣợc nhiều ngƣời biết đến thông qua việc Công ty bắt đầu đầu tƣ để tham dự hội chợ thủy sản Bắc Mỹ hàng năm tại Boston, nên đơn đặt hàng ngày một tăng lên. Tuy nhiên, mạng lƣới khách hàng tại Mỹ vẫn chƣa đƣợc mở rộng, hầu hết vẫn chỉ là một số đối tác quen thuộc mua hàng với số lƣợng đặt hàng cao hơn trƣớc. Vì vậy, nếu một trong những đối tác này không giao dịch với Công ty nữa vì bất kỳ lý do gì cũng sẽ làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng, đạt 19,87 triệu USD, tức tăng 6,26 về giá trị và tăng 46% về tỷ trọng, chiếm 66,86% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Ngoài hội chợ thủy sản Bắc Mỹ, trong năm 2012, Công ty còn tham dự hội chợ quốc tế thủy sản tại Bờ Tây(WCSS) ở Los Angeles. Vì đã có kinh nghiệm từ năm 2011, nên Công ty gặt hái đƣợc nhiều thành công hơn trong hai hội chợ vào năm 2012. Thông qua hội chợ, Công ty có cơ hội tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, quảng cáo sản phẩm, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, để thay đổi mẫu mã, bao bì, cải tiến sản phẩm. Tuy nhiên, thị trƣờng Mỹ lại là một thị trƣờng rất khó tính, lại đa văn hóa, đa chủng tộc, nên quá trình nghiên cứu thị trƣờng gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều chi phí, thời gian, khó tiếp cận sâu và rộng hơn. Trong khi đó, Công ty lại thiếu nhân viên có năng lực trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại, thiếu nguồn lực tài chính và vật chất, nên dù đã tham dự hội chợ nhƣng Công ty vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đa dạng hóa mạng lƣới khách hàng, chƣa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng kể từ năm 2012 trở đi, thị trƣờng Mỹ đã chiếm hơn một nửa trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, mang lại lợi nhuận lớn của Công ty. Mặc dù hoạt động xuất khẩu tăng trƣởng khả quan qua các năm, nhƣng vẫn chƣa cao so với những Công ty thủy sản trong nƣớc và nƣớc ngoài. Mặt hàng xuất khẩu của Công ty chỉ có sản phẩm cá tra các loại, nên khả năng bị những sản phẩm khác thay thế là rất cao.

69 Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu lại giảm nhẹ còn 19,66 triệu USD, giảm 0,21 về giá trị và 1,06 về tỷ trọng, và chỉ chiếm 57,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân là do có một lô hàng bị phát hiện nhiễm Samonella tại Mỹ, Công ty bị FDA cảnh báo và giữ hàng lƣu kho để kiểm tra 100%, nên một số khách hàng đã tạm ngừng đặt hàng, khiến đơn hàng giảm, làm tốn nhiều chi phí và thời gian. Điều này cho thấy quá trình nuôi trồng, sản xuất-chế biến và bao bì-vận chuyển, kiểm tra trƣớc khi vận chuyển đã không đƣợc thực hiện tốt ở một giai đoạn nào đó, đã khiến lô hàng bị hỏng, kém chất lƣợng, giảm giá trị, khiến Công ty không phát hiện kịp thời để thay thế hàng, làm hao tổn nhiều chi phí khi lô hàng đã vận chuyển đến Mỹ mà không đƣợc nhập khẩu. Mặt khác, nhƣ đã phân tích ở chƣơng hai, đầu năm 2013, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra phán quyết tăng thuế chống bán phá giá cá tra fillet đông lạnh Việt Nam. Chính vì vậy, Công ty cũng bị áp thuế chống bán phá giá, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bƣớc sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã phục hồi và tăng khá tốt, đạt 22,79 triệu đô, tăng 3,13 về giá trị và 15,92% về tỷ trọng, chiếm 59,19% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, do cá tra đƣợc ngƣời Mỹ ƣa chuộng nên nhu cầu ngày một tăng cao. Tuy nhiên, Công ty đa số đều liên hệ thông qua fax, email, và điện thoại để tiết kiệm chi phí trong quá trình giao dịch-đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác, nên vẫn gặp phải một số trƣờng hợp sai sót khi khách hàng có những yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, mẫu mã, bao bì, hay không thống nhất đƣợc giá cả khi khách hàng yêu cầu giảm giá, dễ xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng… Không những thế, kỹ năng, nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các nhân viên vẫn còn chƣa cao, chƣa có kinh nghiệm nhiều trong việc xử lý các tình huống bất ngờ. Đặc biệt, công tác lập phƣơng án kinh doanh hàng xuất khẩu cũng nhƣ là đánh giá kết quả các hợp đồng xuất khẩu chƣa đƣợc chú trọng, khiến một số hợp đồng sau vẫn bị mắc phải các lỗi mà các hợp đồng trƣớc đó thƣờng gặp phải. Chính những điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là với những khách hàng mới, hay với những đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, Công ty

70 còn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cá tra cũng nhƣ là các sản phẩm thay thế của các Công ty trong và ngoài nƣớc tại thị trƣờng Mỹ.

71

Bảng 14:Cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng Mỹ của Công ty giai đoạn 2010-2014

ĐVT: triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Sản phẩm KN Tỷ trọng(%) KN Tỷ trọng(%) KN Tỷ trọng(%) KN Tỷ trọng(%) KN Tỷ trọng(%) Tổng 7,24 100 13,61 100 19,87 100 19,66 100 22,79 100 1. Cá tra fillet 4,76 65,75 9,24 67,89 12,53 63,06 13,46 68,46 16,85 73,94 Fillet cuộn tròn 1,3 27,31 2,75 29,76 3,49 27,85 4,05 30,09 4,89 29,02 Fillet đã cắt tỉa 2,66 55,88 5,21 56,39 6,36 50,76 7,17 53,27 9,83 58,34

Fillet chƣacắt tỉa 0,15 3,15 0,82 8,87 0,92 7,34 0,73 5,42 0,51 3,02

Fillet cắt miếng 0,65 13,66 0,46 4,98 1,76 14,05 1,51 11,22 1,62 9,61 2. Cá tra nguyên con 1,12 15,47 0,99 7,27 2,96 14,9 2,42 12,31 1,97 8,64 3. Cá tra cắt khúc 1,36 18,78 3,38 24,83 4,38 22,04 3,78 19,23 3,97 17,42

72 Qua bảng số liệu trên ta thấy, công ty xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cá tra theo ba dạng chính: cá tra fillet, cá tra nguyên con (còn đầu, làm ruột, còn đuôi), cá tra cắt khúc, trong đó cá tra fillet thì có nhiều dạng khác nhau theo yêu cầu khách hàng nhƣ: fillet cuộn tròn hoa hồng, fillet cắt tỉa (không da, không bụng, không mỡ), fillet chƣa cắt tỉa (không da, còn bụng, còn mỡ), và fillet cắt miếng. Nguyên nhân Công ty chú trọng phát triển vào các mặt hàng này là vì mức tiêu thụ thủy sản bình quân ở Mỹ về mặt hàng thủy sản tƣơi/đông lạnh nhƣ đã phân tích ở trên dù có xu hƣớng giảm nhƣng nhìn chung vẫn cao nhất so với các mặt hàng khác, đạt 10,5 pound/ngƣời/năm. Điều này cho thấy xu hƣớng ngƣời Mỹ thích tiêu thụ thủy sản tƣơi/đông lạnh hơn là dƣới dạng đóng hộp và nƣớng.

Nhìn chung, mặt hàng cá tra fillet luôn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất qua các năm. Trong giai đoạn 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet vẫn luôn có xu hƣớng tăng mạnh, cá tra cắt khúc tăng nhẹ còn cá tra nguyên con mặc dù có nhiều biến động nhƣng có xu hƣớng giảm dần. Vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet đạt 4,76 triệu USD, chiếm 65,75% so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Đặc biệt, trong 65,75% kim ngạch cá fillet xuất khẩu, thì cá fillet đã cắt tỉa chiếm 55,88%, với kim ngạch đạt 2,66 triệu USD. Cá tra nguyên con và cắt khúc chỉ chiếm tỷ trọng thấp, lần lƣợt là 15,47% và 18,78%.Trải qua các năm từ năm 2010 đến 2014, cơ cấu mặt hàng hầu nhƣ không thay đổi nhiều. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất là 73,94%, đạt 16,85 triệu USD. Và trong đó, fillet đã cắt tỉa vẫn chiếm tỷ trong cao 58,34%, với kim ngạch đạt 9,83 triệu USD. Fillet cuộn tròn vào năm 2014 cũng đạt kim ngạch khá cao 4,89triệu USD, xếp thứ hai sau fillet đã cắt tỉa. Cùng với sự tăng trƣởng không ngừng cá tra fillet, cá tra cắt khúc cũng có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm, đạt 3,97 triệu USD vào năm 2014, tức tăng 2,61 triệu USD so với năm 2010, chiếm 17,42% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi đó, cá tra nguyên con lại có xu hƣớng giảm trong giai đoan 2010-2011, tăng vào năm 2012, và lại tiếp tục giảm trong năm 2013, 2014, do nhu cầu tiêu thụ cá nguyên con giảm nên đơn hàng ngày một ít hơn, mà thay vào đó là các đơn hàng về cá tra fillet.

73 Các sản phẩm của công ty đang cung cấp cho các chuỗi siêu thị của hệ thống Wall-Mart, Sysco (Hoa Kỳ), các siêu thị tại Châu Âu và các nƣớc trên thế giới. Do vậy, trong các mặt hàng cá fillet thì fillet đã cắt tỉa là đƣợc ƣa chuộng nhất, chiếm hơn nửa tổng kim ngạch xuất khẩu cá fillet trong 5 năm liền, do fillet cá tra đƣợc sử dụng chủ yếu trong các siêu thị và các nhà hàng thức ăn nhanh ở Mỹ nên dạng fillet cắt tỉa đƣợc ƣa chuộng nhiều hơn vì mục đích sử dụng nhanh cho chế biến . Mặt khác, dạng mặt hàng này đòi hỏi định mức nguyên liệu cao nên giá xuất khẩu cao, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu cho công ty. Qua đó cho thấy, mặt hàng cá fillet mà đặc biệt là fillet đã cắt tỉa là mặt hàng then chốt của công ty trong việc đẩy mạnh tiến trình xuất khẩu, mang lại doanh thu cao nhất cho công ty.

3.3Đánh giá chung 3.3.1 Thuận lợi 3.3.1 Thuận lợi

Công ty đƣợc nhận các chứng nhận quốc tế ISO 9001-2008, BRC,IFS trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, Công ty còn có thêm chứng nhận Global Gap cho vùng nuôi và ACC/BAP cho nhà máy đông lạnh. Nhờ vậy, Công ty đã tạo đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng về quản lý sản xuất và chất lƣợng sản phẩm, là cơ sở quan trọng để mở rộng thị trƣờng trong thời gian tới.

Bộ máy tổ chức quản lý ổn định, ban lãnh đạo có năng lực, và đầy kinh nghiệm, luôn chú trọng việc bồi dƣỡng đội ngũ kế thừa, góp phần giúp Công ty hoạt động hiệu quả, mang lại kết quả tốt.

Tại Mỹ, Công ty đã tham gia hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm, và đã thành lập văn phòng đại diện thƣơng mại, nhằm hỗ trợ trong việc tìm hiểu các quy định, thông tin, mở rộng mạng lƣới khách hàng, góp phần giúp hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty thêm phần hiệu quả. Ngoài ra, văn phòng đại diện còn hỗ trợ trong các việc cung cấp thông tin, thanh toán chi phí kiểm tra, thƣờng xuyên liên lạc và làm việc với Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ(FDA).

Công ty đã xây dựng và thực hiện các hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế HACCP đảm bảo sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong các hệ thống phân phối lớn, cơ sở vật chất đồng bộ, thiết bị hiện đại. Công ty đã đƣợc cấp mã code đăng ký ở Bộ y tế

74 Hoa Kỳ, công ty có khả năng chế biến các sản phẩm cá tra fillet chất lƣợng cao, nhiều kích cỡ đáp ứng đƣợc hầu hết các yêu cầu của các khách hàng lớn tại Mỹ.

3.3.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi trong những năm qua, Công ty vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhƣ sau:

Từ năm 2013, sản phẩm của Công ty bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ. Điều này đã tạo nên không ít khó khăn và trở ngại cho Công ty, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế.

Công ty sở hữu nhà máy chế biến hoạt động tại nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào thuộc loại bậc nhất cả nƣớc-Đồng Tháp, nên đảm bảo đƣợc phần lớn các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, giá cả và sản lƣợng nguyên liệu đầu vào luôn biến động, mà giá xuất khẩu không tăng kịp làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chất lƣợng nguyên liệu đầu vào vẫn còn chƣa đƣợc đảm bảo, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và chế biến.

Ngoài sản phẩm cá tra, Công ty không xuất khẩu thêm mặt hàng nào khác, nên Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm này, hay sự thay đổi về nhu cầu từ phía thị trƣờng xuất khẩu, thì hoạt động xuất khẩu sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn, làm tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm cá tra xuất khẩu đều dƣới dạng sơ chế nên giá trị xuất khẩu chƣa cao.

Năm 2013, Công ty bị FDA cảnh báo nên thời gian lƣu hàng để kiểm tra bị kéo dài, khiến chi phí lƣu hàng tại Mỹ tăng đáng kể. Vì vậy, tình hình quản lý chất lƣợng, kiểm soát vệ sinh trong sản xuất chế biến còn chƣa đảm bảo an toàn tuyệt đối, nguy cơ nhiễm vi sinh, kháng sinh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, buộc phải tăng chi phí kiểm tra, xử lý sản phẩm trƣớc khi xuất khẩu.

Mạng lƣới khách hàng vẫn chƣa đƣợc mở rộng, đa số đều là các khách hàng quen thuộc, do chƣa đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tại thị trƣờng Mỹ.

75 Công tác nghiên cứu thị trƣờng, hoạt động marketing chƣa đạt hiệu quả cao, vì Công ty thiếu nhân viên có năng lực trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại, thiếu nguồn lực tài chính và vật chất.

Hầu hết các giao dịch đàm phán đều đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua mail, fax, điện thoại, nên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lƣờng.

Công tác lập phƣơng án kinh doanh xuất khẩu và đánh giá kết quả xuất khẩu chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mực, nên hiệu quả kinh doanh chƣa cao.

Đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chuyên môn còn hạn chế. Ngoài ra, hợp đồng thời vụ và hợp đồng có thời hạn chiếm tỷ lệ cao, lần lƣợt là 18,6% và 76,1% trên tổng số hợp đồng lao động của Công ty. Do đó, nếu các nhân viên đến hạn kết thúc hợp đồng, không làm việc tiếp nữa, rủi ro thiếu lao động đặc biệt là lao động có tay nghề khi đến mùa sản xuất tăng cao là rất lớn.

Nhìn chung, Công ty tuy có nhiều thuận lợi nhƣng cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn gặp phải trong giai đoạn 2010-2014. Do đó, Công ty cần phải dự báo trƣớc đƣợc những rủi ro có thể gặp phải trong tƣơng lai, rút kinh nghiệm từ trong quá khứ để ngày một hoàn thiện bộ máy làm việc nói chung và hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 76 - 87)