Sản lƣợng và giá trị kim ngạch của một số sản phẩm thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 87 - 106)

xuất khẩu chủ lực năm 2020

TT Nhóm sản phẩm Năm 2020 Sản lƣợng (nghìn tấn) KNXK (triệu USD) I Thủy sản đông lạnh 1.670 8.340 1 Tôm 330 3.300 2 Cá tra 850 3.000 3 Cá ngừ 90 450 Cá khác 280 940 Mực và bạch tuộc 120 650 II Thủy sản khô 80 400 III Thủy sản khác 150 1260 Tổng 1.900 10.000 (Nguồn: Quyết định số 279/QĐ-TTg) Mặt khác, theo quyết định này, hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các thị trƣờng truyền thống, đặc biệt giữ vững ba thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nƣớc.

Thị trƣờng EU: Phấn đấu đạt 21% tỉ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Cá tra (35%), tôm (15%), cá ngừ (25%), mực, bạch tuộc (20%).

Thị trƣờng Nhật Bản: Phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tôm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).

Thị trƣờng Mỹ: Phấn đấu đạt 19% tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chính là: Tôm (15%), cá tra (15%), cá ngừ (35%).

Không những thế, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu phấn đấu 100% sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi

79 trƣờng, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trƣờng nhập khẩu lớn nhƣ: Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trƣờng mới, khó tính (Nga, Hàn Quốc…).

Nhìn chung, với mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển mà Nhà nƣớc đã định ra trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hứa hẹn đầy tiềm năng, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Có thể nói, trong những năm sắp tới, ngành thủy sản sẽ ngày một khẳng định tầm quan trọng, bức thiết đối với ngƣời dân và đất nƣớc.

4.2Phƣơng hƣớng, mục tiêu của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II thủy sản Cadovimex II

Trong thời gian sắp tới, cụ thể là vào năm 2015, Công ty đã đƣa ra các phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển toàn diện trong hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó có hoạt động xuất khẩu.

Tài chính

Kêu gọi những nhà đầu tƣ mới tham gia góp vốn vào Công ty để hoàn thành mục tiêu phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 160 tỷ đồng, và sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ khi cần thiết.

Huy động đủ vốn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Thị trường

Công ty cần ổn định thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đa dạng hóa thị trƣờng gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông, Nga, Châu Úc, Nam Mỹ, Nam Phi, … và kể cả nội địa

Tìm ra các giải pháp thích hợp để Công ty đƣợc hƣởng thuế suất 0% vào thị trƣờng Mỹ.

Sản xuất-chế biến

Ổn định mức chế biến, kiểm soát chặt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng. Bố trí, phân công lao động đúng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy năng lực, trí tuệ, trình độ nghiêp vụ của đội ngũ cán bộ-công nhân viên

80 Bảo đảm quy trình sản xuất, chất lƣợng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế và yêu cầu khách hàng. Tăng cƣờng kiểm tra công tác vệ sinh trong sản xuất, chấm dứt xử lý chiếu xạ hàng xuất khẩu.

Tính toán hợp lý nhất giá thành sản phẩm, kiểm soát việc giảm chi phí bất hợp lý trong kinh doanh, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả cho Công ty.

Xây dựng nhà máy chế biến phụ phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh bột cá, mỡ cá.

Căn cứ vào khả năng, tiềm lực về cơ sở vật chất, triển vọng thị trƣờng và yếu tố con ngƣời, Công ty đã xác định các mục tiêu chung quan trọng sau đây cần phải đạt đƣợc trong giai đoạn 2015-2018:

Vị trí Công ty đứng trong tốp 10 các nhà xuất khẩu sản phẩm cá tra và thủy hải sản lớn nhất Việt Nam, tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế mạnh trong ngành thủy sản.

Mở rộng quy mô sản xuất, hình thành chuỗi liên kết-hợp tác phát triển trong và ngoài nƣớc, khép kín từ nuôi cá nguyên liệu, chê biến thức ăn thủy sản, chế biến phụ phẩm đến tiêu thụ sản phẩm.

Đa dạng các sản phẩm, mặt hàng, đặc biệt cần nghiên cứu để phát triển các mặt hàng mới. Các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, an toàn vệ sinh, thân thiện môi trƣờng và trách nhiệm xã hội.

Đƣa Công ty lên sàn giao dịch chứng khoán trong nƣớc, tạo điều kiện huy động vốn phát triển ổn định và bền vững.

4.3Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II trong giai đoạn hiện nay chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II trong giai đoạn hiện nay 4.3.1 Giải pháp: Nâng cao chất lƣợng và đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết

cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu

Cơ sở giải pháp:

Với mục tiêu trở thành một trong mƣời nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, điều đó có nghĩa là khối lƣợng công việc về sản xuất lẫn nghiệp vụ sẽ tăng lên khi Công ty mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Nếu có bất kỳ một sai sót nào xảy ra

81 trong công việc, hay thiếu nhân viên, ngƣời lao động trong những thời điểm quan trọng, khiến không đáp ứng đƣợc công việc, thì sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng và đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu là vô cùng quan trọng, thực hiện tốt điều này sẽ giúp khắc phục các rủi ro trên.

Mục tiêu giải pháp:

Xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng tốt, năng suất cao đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất lẫn trong công việc.

Nội dung giải pháp:

Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của Công ty. Do đó, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, Công ty có thể thực hiện hai phƣơng án sau:

Thứ nhất, trong công tác tuyển nhân viên mới, phòng tổ chức-hành chính cần đƣa ra các yêu cầu chi tiết về trình độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc hay sản xuất trong thông tin tuyển ngƣời. Sau khi nhận hồ sơ ứng tuyển, nhân viên phụ trách tuyển ngƣời phải tiến hành sàng lọc hồ sơ cẩn thận, và tiến hành phỏng vấn sao cho tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.

Thứ hai, Công ty sẽ tiến hành nâng cao tay nghề sản xuất hay trình độ nghiệp vụ đối với những nhân viên hiện nay của Công ty. Trong khâu sản xuất, bảo quản, Công ty cần tổ chức các khóa huấn luyện mỗi năm, để phổ biến các kiến thức mới, các yêu cầu nghiêm ngặt và cách thức thực hiện để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Trong nghiệp vụ, Công ty cần kiểm tra, xem xét năng lực của các nhân viên có phù hợp với vị trí của họ không, sau đó tiến hành điều chỉnh, thay đổi, hay yêu cầu nhân viên trau dồi thêm kiến thức thông qua các khóa học nhằm đáp ứng cho công việc tốt hơn. Bên cạnh đó, Công ty có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho các nhân viên.

Bên cạnh chất lƣợng nguồn nhân lực, thì việc đảm bảo đủ số lƣợng lao động cần thiết cũng rất cần thiết. Thực tế cho thấy tỷ lệ lao động thời vụ và có thời hạn

82 trong Công ty là chiếm phần lớn, nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra, sẽ không đáp ứng đƣợc đúng năng suất công việc. Vì vậy, Công ty cần tiến hành các biện pháp sau để giải quyết các vấn đề trên:

Thứ nhất, Công ty đặc biệt là quản lý nhà máy sản xuất, chế biến và vùng nguyên liệu cần liên hệ, liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phƣơng nơi Công ty đặt trụ sở để có thể đáp ứng lao động ngay khi cần thiết. Vì tại những nơi này, nhu cầu về công việc thời vụ, chính thức là rất lớn. Thông qua cách này, Công ty vừa có thể xem xét thành tích, thái độ học tập, làm việc của các ứng viên, vừa có nguồn cung lao động dồi dào mà không cần phải tốn nhiều chi phí để đăng tin tuyển dụng. Từ đó, Công ty có thể chọn ra những ứng viên thích hợp, tiến hành hƣớng dẫn để có thể bắt đầu công việc ngay lập tức.

Thứ hai, khi ký kết hợp đồng lao động có thời hạn đối với các nhân viên chính thức, Công ty cần cân nhắc, xem xét và tính toán kỹ lƣỡng thời hạn ký kết đối với mỗi nhân viên, sao cho những nhân viên cùng một bộ phận chức năng có thời hạn kết thúc hợp đồng không trùng nhau, để Công ty có thể giải quyết vấn đề thiếu lao động kịp thời nếu có nhân viên không ký kết tiếp.

Kết quả dự kiến đạt được:

Một khi thực hiện tốt giải pháp này, Công ty sẽ chủ động hơn trong vấn đề giải quyết về chất lƣợng lẫn số lƣợng nguồn nhân lực. Hoạt động sản xuất và các nghiệp vụ không bị ảnh hƣởng hay gián đoạn vì bất kỳ lý do nào, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

4.3.2 Giải pháp: Nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Cơ sở giải pháp:

Chất lƣợng sản phẩm là một trong những yếu tố then chốt để có thể thâm nhập vào thị trƣờng xuất khẩu, thu hút khách hàng, khẳng định thƣơng hiệu của Công ty. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng sản phẩm luôn là việc đƣợc quan tâm hàng đầu.

83 Chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, không còn tồn tại các vấn đề nhƣ: thịt bị nhũn, bị nhiễm bệnh,… nhằm giúp các lô hàng của Công ty trong thời gian tới 100% đƣợc nhập khẩu tại Mỹ.

Nội dung giải pháp:

Chất lƣợng sản phẩm thủy sản đƣợc quyết định ở ba khâu: nuôi trồng, sản xuất- chế biến, đóng gói-vận chuyển. Do đó, để đạt đƣợc chất lƣợng cao, quy trình thực hiện ba khâu này đòi hỏi phải tuân theo các quy định một cách nghiêm ngặt.

Thứ nhất, trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, Công ty cần thực hiện đúng theo Thông tƣ 71/2011/TT-BNNPTNT. Ngoài ra, Công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi chất lƣợng. Ngƣời quản lý vùng nguyên liệu phải lên kế hoạch kiểm tra thƣờng xuyên thức ăn chăn nuôi, xem xét nếu thấy lô hàng nào không đạt tiêu chuẩn, thì phải dừng lại ngay việc cho cá ăn. Nếu không chất lƣợng cá sẽ bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đề phòng, cảnh giác đối với các thời điểm xảy ra dịch bệnh thủy sản, thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch, chú trọng xử lý nguồn nƣớc đầu vào và xử lý nƣớc thải, tránh tình trạng bị lây lan trên diện rộng, làm hao tổn nhiều chi phí.

Thứ hai, trong quá trình sản xuất-chế biến, Công ty phải lên kế hoạch vệ sinh nhà máy chế biến, máy móc trang thiết bị và kho đông lạnh thƣờng xuyên. Mặt khác, ngƣời chịu trách nhiệm quản lý nhà máy cần kiểm tra thƣờng xuyên quy trình làm việc của các nhân viên có tuân thủ đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất hay không, để có thể kịp thời nhắc nhở, kiểm điểm, sửa chữa các sai sót. Không những thế, trong quá trình sản phẩm bảo quản trong kho đông lạnh, quản lý cần thƣờng xuyên kiểm tra nhiệt độ, chất lƣợng sản phẩm có bị biến đổi hay không, để có thể khắc phục kịp thời.

Thứ ba, hoạt động đóng gói-vận chuyển cũng rất quan trọng. Công ty cần đầu tƣ hơn về mặt bao bì đóng gói, phải thiết kế, lựa chọn các mẫu bao bì sao cho tiện lợi, thu hút khách hàng, nhƣng giúp giữ chất lƣợng sản phẩm đƣợc tƣơi mới. Đặc biệt, Công ty cần phải cung cấp các thông tin chi tiết để bảo quản sản phẩm cho các nhà vận tải trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, phòng kinh doanh phải tìm

84 hiểu kỹ khí hậu của thị trƣờng xuất khẩu tại thời điểm đó nhƣ thế nào để có cách bảo quản phù hợp, tránh bị tác động từ sự thay đổi khí hậu, khiến sản phẩm dễ bị hƣ, mất giá trị.

Lợi ích dự kiến đạt được:

Một khi chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo và nâng cao, sẽ giúp khẳng định uy tín, thƣơng hiệu của Công ty trên thị trƣờng quốc tế, thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

4.3.3 Giải pháp: Đa dạng hóa sản phẩm

Cơ sở giải pháp:

Hiện nay, Công ty chỉ chuyên sản xuất về mặt hàng cá tra các loại.Vì vậy, nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra ảnh hƣởng đến nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, thì hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chịu tác động không nhỏ. Do đó, để tránh trƣờng hợp xấu có thể xảy ra, Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm, nhằm phân tán rủi ro kinh doanh, giúp mang lại hiệu quả kinh doanh tối ƣu.

Mục tiêu giải pháp:

Đa dạng hóa sản phẩm của Công ty, tăng cƣờng sản xuất thêm các sản phẩm phổ biến khác nhƣ: tôm, mực, cá rô phi, … nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nội dung giải pháp:

Đa dạng hóa sản phẩm là một việc quan trọng cần phải quan tâm phát triển, tuy nhiên để thực hiện điều này thì Công ty cần phải cân nhắc thật thận trọng.

Bƣớc 1: Công ty cần phải xem xét vùng nuôi trồng thủy sản có thể mở rộng thêm bao nhiêu ha. Ở bƣớc đầu chuẩn bị sản xuất loại sản phẩm mới, Công ty chỉ nên thực hiện ở phạm vi nhỏ vì chƣa có kinh nghiệm và cũng không thể lƣờng trƣớc đƣợc kết quả nhƣ thế nào. Sau đó, Công ty mới tính toán để quyết định dành bao nhiêu ha vùng nguyên liệu để nuôi trồng loại thủy sản mới.

Bƣớc 2: phòng kinh doanh nên thực hiện công tác nghiên cứu tại Mỹ và một vài thị trƣờng khác để xem xét hiện nay loại thủy sản nào đƣợc ƣa chuộng tiêu dùng, cụ thể nhƣ: cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng, …

85 Bƣớc 3: Công ty tiếp tục xem xét lại kinh nghiệm nuôi trồng của bản thân cùng các thiết bị máy móc sẵn có trong nhà máy chế biến so với những loại thủy sản nào hiện đƣợc ƣa chuộng tiêu dùng. Sau đó, Công ty mới quyết định lựa chọn nuôi trồng loại thủy sản phù hợp với năng lực bản thân nhất, ít phải đầu tƣ thêm các trang thiết bị cần thiết.

Bƣớc 4: Sau khi sản xuất thử số lƣợng nhỏ tại đợt đầu tiên, dù thành công, Công ty không nên xuất khẩu mà nên bán trong nƣớc để xem xét, đánh giá phản ứng của ngƣời tiêu dùng. Tiếp theo, nếu thấy phản ứng tốt, Công ty tiến hành đƣa sản phẩm mới vào catalogue, và mang mẫu thử để quảng cáo sản phẩm đến các đối tác nƣớc ngoài khi tham gia các hội chợ thủy sản lớn ở nƣớc ngoài nhƣ hội chợ Foodex Nhật Bản, hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ - Boston, hội chợ Thủy sản Toàn cầu – Brusell (Bỉ), hội chợ Thủy sản và nghề cá Busan (Hàn Quốc).

Đặc biệt, Công ty cần lƣu ý về chất lƣợng, nhãn mác, bao bì của sản phẩm mới trong những đơn hàng đầu tiên.Vì bất kỳ một vấn đề gì xảy ra, Công ty cũng có thể làm mất lòng tin ở các đối tác đối với sản phẩm mới.

Kết quả dự kiến đạt được:

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho Công ty.Đầu tiên, Công ty có thể giảm bớt rủi ro trong kinh doanh khi chỉ chuyên sản xuất, xuất khẩu một mặt hàng duy nhất-cá tra. Mặt khác, nếu sản phẩm mới thành công và đƣợc mở rộng phát triển thì sẽ giúp nâng cao doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tăng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex ii và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 87 - 106)