1.4 Một số học thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc
1.4.1 Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943)
Theo nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Abraham Maslow (1908-1970), nhu cầu của con ngƣời phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu đƣợc thỏa mãn thì nhóm nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Các cấp độ nhu cầu theo Maslow đƣợc thể hiện qua tháp nhu cầu nhƣ sau:
Hình 1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow (1943)
( Nguồn: PGS. TS Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, trang 109)
+ Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con ngƣời (thức ăn, quần áo mặc, nƣớc uống, nhà ở). Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chƣa đƣợc thỏa mãn tới mức độ cần thiết để Nhu cầu tự hoàn thiện có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy đƣợc mọi ngƣời. Trong hệ thống nhu cầu của Maslow, nhóm nhu cầu này đƣợc xếp ở tầng thấp nhấp.
+ Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc làm, mất tài sản, vì vậy mà họ sẽ không sẵn sàng làm việc trong những điều kiện nguy hiểm. Đó là những nhu cầu của con ngƣời đƣợc sống trong một môi trƣờng an toàn, đƣợc đảm bảo về y tế, đảm bảo về việc làm và tài chính của NLĐ. Nhóm nhu cầu này đƣợc xếp ở cấp độ thứ 2, sau nhu cầu sinh lý.
+ Nhu cầu xã hội: Là những nhu cầu đƣợc quan hệ với những ngƣời khác để trao và nhận tình cảm, sự quý mến, sự chăm sóc hay sự hiệp tác. Đây chính là nhu cầu bạn bè, giao tiếp của con ngƣời; cấp độ nhu cầu này cho thấy con ngƣời có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
+ Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Là nhu cầu có địa vị, đƣợc ngƣời khác công nhận và tôn trọng, tự tôn trọng mình. Theo Maslow, khi con ngƣời bắt đầu thỏa mãn nhu cầu xã hội, tức là đƣợc chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Nhu cầu này dẫn tới sự mong muốn đạt đƣợc: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
+ Nhu cầu tự hoàn thiện: Là nhu cầu đƣợc trƣởng thành và phát triển, đƣợc biến các khả năng, tiềm năng của mình thành hiện thực, hoặc là nhu cầu đạt đƣợc các thành tích mới, nhu cầu sáng tạo. Maslow xem đây là nhu cầu
nỗ lực để đạt đƣợc mong muốn; con ngƣời sẽ hài lòng khi họ thực hiện đƣợc một công việc nào đó theo đúng sở thích, mong muốn của họ.
Học thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng, khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó đƣợc thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng; sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc từ dƣới lên trên và mặc dù không có một nhu cầu nào có thể đƣợc thỏa mãn hoàn toàn, nhƣng nếu một nhu cầu đƣợc thỏa mãn về cơ bản thì không còn tạo ra động lực. Do vậy, để tạo động lực cho nhân viên, nhà quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và phải hƣớng sự thỏa mãn vào các nhu cầu ở thứ bậc đó.
Mặc dù ra đời cách đây hơn một nửa thế kỷ, song đến nay, học thuyết về nhu cầu của Maslow vẫn đƣợc các nhà quản trị ứng dụng rộng rãi trong quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ƣu điểm đƣợc thừa nhận, nhiều nhà quản trị cho rằng học thuyết nhu cầu của Maslow có một số điểm hạn chế: Một là, nhu cầu của con ngƣời rất đa dạng, nhận thức về nhu cầu, sự đòi hỏi và phƣơng cách thỏa mãn nhu cầu của từng con ngƣời cũng không hoàn toàn giống nhau; hai là, nhu cầu và thứ bậc nhu cầu của con ngƣời còn chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phƣơng, dân tộc.
Học thuyết về nhu cầu của Maslow mới chỉ lý giải đƣợc việc thỏa mãn nhu cầu làm phát sinh động lực của nhân viên, nhƣng chƣa giải thích một cách thỏa đáng rằng tại sao con ngƣời lại có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu và đạt đƣợc các mục tiêu của họ.